Trai làng lao đao vì bị lừa đi xuất khẩu lao động

Về quê vợ tự giới thiệu mình có người bà con làm ăn bên Úc, Nguyễn Tấn Đạt (SN 1977, quê Quảng Ngãi, trú tại ấp 7, đường Phan Văn Hớn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh) đã lừa hàng trăm triệu đồng của 7 thanh niên tại xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (TT-Huế).      Lừa cả dân nghèo

Bà Nguyễn Thị Lan, 68 tuổi, thương binh 3/4, trú xã Hương Toàn có một người con rể và hai người cháu bị Đạt lừa 140 triệu đồng bức xúc kể: là chỗ bà con hàng xóm với nhau, năm 2006, vợ chồng Đạt ra thăm quê nói có người bà con bên Úc sắp lập trang trại cần người sang làm công nhân, ai muốn đi thì nộp 100 triệu để lo thủ tục.

Giấy hẹn trả tiền của Đạt.
Giấy hẹn trả tiền của Đạt.

Tin lời, ba người con và cháu của bà gồm Lê Quang Phương (1972), Nguyễn Phi Hùng (1981) và Cận Xuân Lương (1985) cầm sổ đỏ ra ngân hàng vay 140 triệu để đưa cho Đạt. Bốn người còn lại đưa cho Đạt 212 triệu đồng gồm anh Lê Đình Hiệt (1972); Nguyễn Ngọc Giàu (1984); Trần Như Tiến (1982) và Nguyễn Xuân Kiệm (1985). Tổng số tiền mà Đạt nhận  là 352 triệu đồng, có giấy viết tay biên nhận.

 
Những thanh niên bị lừa tiền có hoàn cảnh rất khó khăn, có gia đình phải chạy ăn từng bữa.Sau khi nhận tiền, Đạt hứa 15 ngày sau sẽ gọi vào phỏng vấn nhưng khi 7 thanh niên này khăn gói vào ăn chực nằm chờ hơn một tuần vẫn không thấy cơ quan nào gọi nên đành ra về.

 
Khoảng 20 ngày sau, Đạt gọi điện bảo những thanh niên này chuyển nốt số tiền còn lại rồi vào phỏng vấn nhưng vì nghi ngờ nên  họ không chuyển mà nói với Đạt lần này phỏng vấn thành công sẽ chuyển hết số tiền còn lại. Thế nhưng, khi vào đến nơi, Đạt nói bên tuyển dụng chưa sang Việt Nam được, hẹn lại một dịp khác.Bức xúc vì nghĩ mình bị lừa, những thanh niên này kéo đến nhà hỏi thì Đạt viết giấy hẹn: “Trước ngày 30/6/2007 sẽ hoàn trả số tiền 352 triệu đồng, nếu không trả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Kèm theo giấy hẹn trả tiền, Đạt đưa cho 7 thanh niên này một tấm bằng tốt nghiệp Đại học và nhiều chứng chỉ hành nghề xây dựng khác.

Đến thời hạn trả lại tiền không thấy Đạt nói gì, bố mẹ của những thanh niên này lại khăn gói vào TP.Hồ Chí Minh tìm nhưng Đạt cố tình lẩn tránh. Biết mình bị lừa, họ đành gửi đơn đến cơ quan công an nhưng thật trớ trêu, “quả bóng” trách nhiệm lại bị các cơ quan này đùn đẩy trong khi có cơ sở khẳng định Đạt nhận tiền để lo đi Úc của những thanh niên này là có thật.
       
Công an đùn đẩy trách nhiệm?

Ông Trần Như Bàn, có  con là Trần Như Tiến kể trong nước mắt: “Hai vợ chồng tôi suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, quần quật từ sáng đến tối cũng chỉ kiếm được 70 nghìn đồng. Khi nghe Đạt ngon ngọt dụ dỗ, chúng tôi đã thế chấp cả căn nhà vay ngân hàng 50 triệu để đưa cho Đạt, ai ngờ lại bị nó lừa, 2 vợ chồng làm được bao nhiêu không đủ trả lãi cho ngân hàng”.

 
Ông Bàn cho biết thêm, trước sự việc trên, ông đã làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an huyện Hương Trà nhưng cơ quan này trả lời, vụ việc có liên quan đến bà Sandi người Úc nên đã chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế xử lý.Sau khi nhận đơn, Cơ quan CSĐT (PC14) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với cơ quan CSĐT Công an TP.Hồ Chí Minh xác minh và có cơ sở kết luận, Nguyễn Tấn Đạt đã nhận số tiền 352 triệu đồng của 7 thanh niên trên để làm hồ sơ đi Úc  là có thật. Cơ quan này cũng cho biết, Đạt đã đổi số tiền đó ra 35.500 đô la Úc và đưa Lê Văn Lĩnh (SN 1973, trú tại 55/17, Trưng Trắc, Trảng Bàng, Tây Ninh. Tạm trú 224, Lô H, Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh).

 
Nhận tiền xong, Lĩnh không đưa được những thanh niên này đi Úc như đã hứa nên ngày 6/5/2007, Nguyễn Tấn Đạt đã làm đơn tố cáo Lê Văn Lĩnh có hành vi chiếm đoạt tài sản gửi Cơ quan CSĐT Công an huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Cơ quan này không thụ lý mà chuyển đơn của Đạt đến Công an quận 3, TP.Hồ Chí Minh vì cho rằng Lĩnh tuy đăng ký hộ khẩu tại Tây Ninh nhưng việc giao dịch của Lĩnh diễn ra tại quận 3 nên chuyển cho Công an quận này xử lý. Ông Bàn khăn gói vào quận 3 thì cơ quan này  hứa một tháng sau sẽ giải quyết song từ đó đến nay vẫn không thấy hồi âm. Tiếp xúc với chúng tôi, những ông bố bà mẹ đưa tiền cho Đạt nước mắt ngắn dài, than thở vì nhẹ dạ cả tin giờ không biết lấy tiền đâu để trả nợ cho ngân hàng. Họ lại càng mất niềm tin hơn khi có đủ bằng chứng cho thấy Đạt đã lừa tiền nhưng các cơ quan chức năng vẫn để Đạt sống nhởn nhơ và vụ việc của họ có dấu hiệu bị “chìm xuồng”. Qua bài viết này, xin cảnh báo những người dân quê cần cảnh giác với chiêu bài tuy không mới nhưng dễ bị mắc lừa. Và Cơ quan CSĐT công an quận 3, TP.Hồ Chí Minh cũng nên sớm có kết luận điều tra để trả lại công bằng cho người dân.

Quang Tám- Bảo Hòa(phapluatvn.vn)

Cảnh giác với các quảng cáo “xuất khẩu lao động”

Trên các trang web rao vặt hiện nay có rất nhiều thông tin tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài với những lời “có cánh.” Nếu không tỉnh táo trong quá trình tìm hiểu, người lao động sẽ thiệt thân. 

Cơ quan điều tra khám xét một Trung tâm lừa đảo xuất khẩu lao động tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). 
Cơ quan điều tra khám xét một Trung tâm lừa đảo xuất khẩu lao động tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Những lời mời chào hấp dẫn

Hết thời hạn nghĩa vụ quân sự, anh Lâm (quê ở thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) trở về nhà. Sau vài tháng chưa kiếm được việc, anh bắt đầu tìm hiểu thông tin đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Anh bảo: “Trên mạng đầy quảng cáo nhưng chẳng biết đâu mà lần. Mới đây, có một bà chị đang làm ở Đài Loan mách cho một công ty có vẻ uy tín. Tôi lên Hà Nội tìm hiểu xem sao.”

Thật vậy, chỉ cần gõ dòng chữ “tuyển người đi làm việc ở nước ngoài” trên máy tính, đủ loại thông tin tuyển người đi làm việc ở nước ngoài sẽ hiện ra. Bên cạnh những công ty minh bạch thông tin với giấy phép xuất khẩu lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp, không thiếu những mẩu quảng cáo mập mờ với lời chào mời rất hấp dẫn về chi phí thấp và thu nhập cao.

Trang web timviecnhanh.com, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sen Việt (địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội) đăng thông tin tuyển dụng trực tiếp 10 lao động đi xuất khẩu tại Hàn Quốc với điều kiện đơn giản là cần lao động phổ thông và mức lương cơ bản 950 USD/tháng. Lao động được hỗ trợ 100% chi phí ăn ở; được xuất ngoại trong vòng một tháng đối với người đã có chứng chỉ tiếng Hàn KLPT và ba tháng đối với người chưa có chứng chỉ.

Trên trang vatgia.com, một người tên Quốc Anh đăng tin tuyển lao động đi Australia, Mỹ, Hàn Quốc làm trang trại. Yêu cầu rất đơn giản, gồm hộ chiếu (gốc), chứng minh thư, hộ khẩu (công chứng), sơ yếu lý lịch, 6 ảnh 4×6, giấy tờ chứng minh tài chính (sổ đỏ nhà đất), giấy khám sức khỏe. Người lao động nộp hồ sơ đặt cọc 1.000 USD, có visa thanh toán 50%, số còn lại trừ dần vào lương.

Cũng trên trang này, một người phụ nữ tên Cầm đăng tin tuyển lao động đi làm việc ở Malaysia với tổng chi phí xuất cảnh là 1.200 USD (cho vay để trừ vào lương năm đầu tiên). Người này hứa hẹn trước khi nộp hồ sơ, chỉ nộp 200 USD để đặt cọc, sau khi xuất cảnh được một tuần sẽ được hoàn lại số tiền đặt cọc.

Hơn 90% nạn nhân bị lừa là lao động nông thôn

Nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng cao. Những người như anh Lâm (không biết cách tìm đến đúng nơi để nắm thông tin, chỉ nghe theo lời của người quen) không ít. Bằng cách này, nếu may mắn thì công việc thuận lợi. Song đã có rất nhiều trường hợp người lao động bị lừa.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), có tới hơn 90% số nạn nhân bị lừa đảo xuất khẩu lao động là người nông thôn. Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Canada…

Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng người dân không thể tin vào những nội dung quảng cáo mà cần tỉnh táo, tìm nơi tin cậy để có thông tin chính xác.

Khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, người lao động nên liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương, thông qua Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương và các công ty có chức năng xuất khẩu lao động. Tuyệt đối không qua môi giới, cò mồi.

Riêng đối với người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc, ông Hải lưu ý hiện nay, Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc ủy quyền thực hiện việc tuyển chọn và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này.

Điều kiện đầu tiên để được làm hồ sơ dự tuyển là người lao động phải đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tại cơ quan, tổ chức được OWC ủy quyền (gồm các bộ, ngành, sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố được giao làm đầu mối thực hiện Chương trình EPS – chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc).

Chứng chỉ kiểm tra tiếng Hàn tại những nơi khác sẽ không có giá trị. Sau khi có chứng chỉ và nộp hồ sơ đầy đủ, người lao động chỉ phải nộp tiền khi có thông báo bằng văn bản của OWC về việc người lao động đã được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng.

Trước nhiều ý kiến phản ánh, khi doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu nộp phí, người lao động không biết phải liên hệ ở đâu để hỏi cho rõ thực hư mức phí phải đóng, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động cần liên hệ trực tiếp với sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố nơi cư trú hoặc gọi tới đường dây nóng của Cục Quản lý lao động ngoài nước (số điện thoại: 04.37346246, số máy lẻ 305 hoặc 306) hoặc Trung tâm OWC (số điện thoại: 04.37346093) để được tư vấn chính xác./.

Theo TTXVN

Xử phạt Cty TNHH Vạn Hoa vi phạm XKLĐ

 
Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa ra quyết định xử phạt hành Công ty TNHH MTV Vạn Hoa H.A.I.P.H.O.N.G về hành vi tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở Macao song không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại cơ quan có thẩm quyền.

Cũng bị xử phạt với Công ty Vạn Hoa còn có Công ty cổ phần Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa (Leesco) vì tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở Malaysia trái quy định của pháp luật.

Đặc biệt, Công ty Leesco còn bị phạt 20 triệu đồng vì thu tiền môi giới, tiền dịch vụ của 21 lao động đi làm việc ở Malaysia. Hai doanh nghiệp này phải nộp phạt trong vòng 10 ngày kể từ khi được giao quyết định xử phạt

(Theo CAND)

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 200 triệu đồng

Không nghề nghiệp nhưng gặp ai Thọ cũng “nổ” mình có thể xin đi xuất khẩu lao động. Cơ quan điều tra làm rõ, số tiền anh ta chiếm đoạt của những người nhẹ dạ là hơn 200 triệu đồng.

Công an Hà Nội vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND thành phố đề nghị truy tố Nguyễn Văn Thọ (30 tuổi, quận Hai Bà Trưng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra, Thọ khai khoảng năm 2008 cô bạn gái của anh ta “quảng cáo” có đường dây chuyên làm thủ tục visa để đưa người sang Cộng hòa Czech với chi phí 1.500 USD. Cô này hứa sẽ chi cho Thọ 100 USD nếu tìm được khách. Thấy có vẻ dễ dàng, Thọ nhận lời đi “gom mối”.

Một trong những nạn nhân của Thọ là anh Mạnh (ở quận Hoàn Kiếm). Trong một lần gặp Thọ, anh Mạnh nói có người bạn đang làm ở một công ty chuyên đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng vướng việc xin cấp visa cho 30 trường hợp đi lao động tại Cộng hòa Cezch. Nghe vậy, Thọ liền nhận lời giúp. Anh Mạnh đã chuyển gần 50 bộ hồ sơ và 24.000 USD cho Thọ.

Thọ đem hồ sơ và 12.000 USD cho bạn gái để xúc tiến việc làm visa. Tuy nhiên một thời gian sau, cô này không giải quyết được và đã trả lại hồ sơ cho Thọ. Riêng số tiền 12.000 USD, cô ta giữ để giải quyết 4 suất đi lao động Hàn Quốc cho Thọ.

Cơ quan điều tra làm rõ, tổng số tiền Thọ chiếm đoạt là hơn 200 triệu đồng. Số tiền này sau đó đã được gia đình anh ta khắc phục hậu quả.

N.Anh(vnexpress.net)

Coi chừng bị lừa đi lao động Hàn Quốc

Liên tục trong thời gian gần đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) nhận được rất nhiều điện thoại, e-mail của người lao động (LĐ) ở các tỉnh, TP hỏi về đi làm việc tại Hàn Quốc (HQ) theo chương trình Thẻ vàng. Theo Cục quản lý LĐ, đây là một kiểu lừa đảo xuất khẩu LĐ mới.
Lợi dụng những thông tin bất lợi từ việc phía HQ tạm dừng kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho LĐ sang HQ làm việc theo chương trình cấp phép việc làm cho LĐ nước ngoài (EPS), một số đối tượng đã mượn danh doanh nghiệp xuất khẩu LĐ để hứa hẹn đưa LĐ sang HQ theo chương trình Thẻ vàng. Hầu hết các LĐ hỏi về chương trình đều là LĐ phổ thông.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, trên các trang quảng cáo như: vatgia.com, tuyensinhtuyendung.vn; rongbay.com… đăng tải nhiều thông tin tuyển dụng đi HQ theo chương trình Thẻ vàng với chi phí xuất cảnh là 4.000 -6.000 USD và mức lương từ 1.700 USD/tháng trở lên. Tiêu chuẩn chỉ cần tốt nghiệp ĐH chuyên ngành công nghệ thông tin, điện, hóa… Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý LĐ ngoài nước, chương trình Thẻ vàng đi lao động tại HQ chỉ cấp riêng cho những LĐ kỹ thuật cao thuộc các lĩnh vực như điện tử kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học, năng lượng, vật liệu mới (gốm, hóa chất, kim loại), thiết bị vận tải và thương mại điện tử. LĐ kỹ thuật cao sẽ được cấp visa màu vàng, khác hẳn visa của những LĐ khác mà HQ đã cấp, nó thuận lợi hơn nhiều so với những LĐ phổ thông bình thường.

Điểm đặc biệt là khi có visa này, thời gian làm việc tại HQ sẽ được kéo dài hơn. “Tham gia chương trình này, người LĐ phải đáp ứng các tiêu chuẩn có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao; có trình độ tương đương hoặc cao hơn cử nhân trong lĩnh vực liên quan, có thời gian làm việc trên 2 năm trong lĩnh vực chuyên môn yêu cầu”, ông Hải nói.

Cục Quản lý LĐ ngoài nước: 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội); đường dây nóng: 04.37346246 (số máy lẻ 305 hoặc 306); e-mail: dolab@dolab.gov.vn.

Ông Vũ Công Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần hợp tác quốc tế (LOD), một trong những doanh nghiệp được cấp phép đưa LĐ đi theo chương trình Thẻ vàng, khẳng định tất cả những thông tin tuyển dụng LĐ phổ thông đều là lừa đảo. Theo ông Bình, rất khó tuyển LĐ đi theo chương trình này bởi LĐ VN đa số trình độ tay nghề thấp. Mặc dù công ty được cấp phép tuyển dụng từ nhiều năm nay, nhưng số kỹ sư sang HQ làm việc chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cũng theo ông Đào Công Hải, hiện có 3 chương trình thực hiện đưa người VN sang làm việc tại HQ: Chương trình cấp phép việc làm cho LĐ nước ngoài (EPS) và Trung tâm LĐ ngoài nước, trực thuộc Bộ LĐ-TB-XH là đơn vị duy nhất được đưa LĐ sang HQ theo chương trình này; chương trình tuyển thuyền viên tàu cá gần bờ và chương trình Thẻ vàng.

Hiện chỉ có một số doanh nghiệp đăng ký hợp đồng tại Cục Quản lý lao động ngoài nước đưa LĐ đi làm việc tại HQ theo Chương trình Thẻ vàng. Để tránh cho người LĐ có nhu cầu đi làm việc tại HQ bị lợi dụng lừa đảo, Cục Quản lý LĐ ngoài nước khuyến cáo nếu người LĐ nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc doanh nghiệp dịch vụ của VN tuyển LĐ đi làm việc tại HQ theo chương trình Thẻ vàng, đề nghị liên hệ với Cục để xác minh tính trung thực của hợp đồng.