Form lao động đơn hàng hộ lý

1.Nguyễn Hải Yến – MS T0 424

Nguyễn Thị Hải Yến

2.Lê Thị Thúy Hồng -MS T0423

Lê Thị Thúy Hồng

3.Hà Thị Chanh MS TO 422

Hà Thị Chanh

Lừa đảo Xuất khẩu lao động sang New Zealand

 

(Thanh tra) – Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội cho biết đã ra quyết định truy nã đối với Lê Thanh Lương (SN 1970, ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) là Giám đốc Công ty Dịch thuật và Tư vấn du học Ý tưởng mới, can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công ty Dịch thuật và Tư vấn du học Ý tưởng mới (Công ty Ý tưởng mới) do Lương làm Giám đốc được thành lập năm 2008 với ngành nghề đăng ký kinh doanh là tư vấn du học, giáo dục và đào tạo, dịch vụ dịch thuật, đại lý mua bán ký gửi hàng hóa… Mặc dù không được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài nhưng Lê Thanh Lương đã tung ra thông tin Công ty Ý tưởng mới tuyển người đi xuất khẩu lao động tại New Zealand làm nghề nấu ăn.
Nhiều người đã nộp tiền cho Lương để được đi xuất khẩu lao động. Trong 2 ngày 24 – 25/2, Lê Thanh Lương đã nhận của anh Nguyễn Thế Thái ở Bắc Ninh và anh Nguyễn Trung Quân ở Nghệ An tổng số 274 triệu đồng và hứa tháng 3/2011 sẽ đưa cả hai sang New Zealand làm việc.
Đầu tháng 3/2011, anh Thái và anh Quân đến nhận hộ chiếu và visa, nhưng công ty đóng cửa. Tại đây, còn có 4 lao động ở các tỉnh khác đang chờ đợi và cho biết cũng được Lương hứa hẹn đến nhận hộ chiếu, visa đi New Zealand.
Nghi vấn bị lừa đảo, mọi người đã cùng đơn vị cho Lương thuê văn phòng kiểm tra, lấy hộ chiếu và visa để tại công ty đến Đại sứ quán New Zealand kiểm tra thì được biết những hộ chiếu này đều có visa giả.

QĐ(Báo Thanh tra

Lợi dụng tư vấn, lừa người lao động

Thứ hai 21/11/2011 23:45

ANTĐ – Chỉ được tư vấn về xuất khẩu lao động, song Nguyễn Hồng Huy lại “cả gan” đứng ra thu tiền nhằm đưa người ra nước ngoài. Không thực hiện được lời hứa, nguyên Giám đốc Công ty CP Hợp tác quốc tế Vinashin châu Á này phải “hầu tòa”.

Nguyên giám đốc lừa đảo xuất khẩu bị dẫn giải trở lại trại giam

“Tin bợm mất bò…”

Bị cáo buộc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại phiên tòa hôm qua (21-11), theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 139-BLHS, ngoài Nguyễn Hồng Huy (SN 1967), trú ở Bản Đĩnh, xã Canh Nậu, Yên Thế, Bắc Giang còn có Nguyễn Phi Dũng (SN 1984), trú ở thôn Tân Ấp, xã Hương Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Đến phiên tòa với tư cách người bị hại, ông Ngô Huy Chính (trú ở xã Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang) vẫn còn chất chứa bức xúc. Cuối năm 2008, thông qua người quen, ông Chính được Nguyễn Hồng Huy mời chào cho con em đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc sẽ có thu nhập cao.

Sau khi trao đổi với ông Chính, Huy ra giá trọn gói 9.000 USD với thời gian lao động chính thức 3 năm và được gia hạn thêm 2 năm nữa nếu có nhu cầu. Ngỡ tưởng “vớ” được cơ hội đổi đời, ông Chính lập tức bàn với gia đình, sau đó chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn tiền bạc để lo cho đứa con trai đi xuất khẩu lao động. Từ ngày 19-1 đến 16-3-2009, ông Chính đã giao cho nguyên Giám đốc Công ty CP Hợp tác quốc tế Vinashin châu Á tổng cộng 7.000 USD để con trai ông được sang Hàn Quốc dưới dạng vừa du học vừa làm. Số tiền còn lại 2.000 USD, ông Chính sẽ phải giao nốt khi con ông bay sang nước bạn. Mặc dù đã thỏa thuận chi phí trọn gói, nhưng trong thời gian nộp hồ sơ, giao tiền, ông Chính còn phải bỏ ra thêm hàng chục triệu đồng để con trai ông theo học tiếng Hàn. Sau nhiều lần bị trì hoãn bay, ông Chính mới nhận ra đã bị Nguyễn Hồng Huy lừa đảo.

“Đau” không kém, ông Hoàng Phi Công (trú ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cũng bị cuốn vào vòng lừa đảo của Nguyễn Hồng Huy. Tin vào những lời hứa hẹn “chắc nịch”, giữa năm 2008, ông Công giao cho Nguyễn Phi Dũng tổng cộng 17,4 triệu đồng và 3.500  USD để con trai ông được sang Hàn Quốc làm việc. Thế nhưng con ông không những không đi xuất khẩu lao động được mà đến giờ, gia đình ông Công vẫn chưa đòi lại được bất kỳ một đồng nào nên tiếp tục phải “cõng” một khoản nợ chưa từng có. Cùng cảnh ngộ như 2 bị hại trên, vụ án còn có 14 người lao động khác khi không may trở thành nạn nhân của 2 kẻ lừa đảo.

Cái giá phải trả

Theo tài liệu truy tố và diễn biến tại phiên tòa thể hiện, dù không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng Nguyễn Hồng Huy và Nguyễn Phi Dũng vẫn bàn bạc và hứa hẹn với nhiều người là sẽ đưa được họ sang Hàn Quốc và Úc làm việc với chi phí từ 8.000 – 10.000 USD/người. Tổng cộng Huy thu tiền đặt cọc của 7 lao động với 64.000 USD; còn Dũng thu của 9 người, tương ứng với 566 triệu đồng và 76.900 USD. Số tiền thu của người lao động, Dũng chuyển cho Huy và giữ lại một phần chi tiêu cá nhân. Trước khi phiên tòa mở ra, các bị cáo đã khắc phục được gần 2,8 tỷ đồng và hiện vẫn còn chiếm đoạt hơn 1,5 tỷ đồng của hàng chục bị hại.

Trong quá trình thẩm vấn, các bị cáo tỏ ra thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Nguyên Giám đốc Công ty CP Hợp tác quốc tế Vinashin châu Á trình bày, theo giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, công ty của bị cáo có trụ sở tại xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên) và chỉ được tư vấn giới thiệu môi giới tuyển chọn lao động cho những doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Huy thấy rất nhiều người có nhu cầu đi lao động xuất khẩu nên đã nảy sinh ý định tìm “đối tác” để trực tiếp đưa người ra nước ngoài. Từ đó, bị cáo đã móc ngoặc với một số đối tượng ngoài xã hội nhằm “lo lót” cho những người đã nhận tiền và hồ sơ. Thế nhưng tất cả những đối tượng trong “đường dây” xuất khẩu lao động này đều không có chức năng nên không thể thực hiện. Trước khi khởi tố các bị can trong vụ án, những đối tượng nhận tiền từ Nguyễn Hồng Huy đã tự nguyện khắc phục hết hậu quả, do đó không bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Kết thúc ngày xét xử, TAND TP Hà Nội đã lần lượt tuyên phạt Nguyễn Hồng Huy, Nguyễn Phi Dũng 13 và 14 năm tù giam theo tội danh bị truy tố. Bên cạnh đó, các bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền còn chiếm đoạt cho các bị hại.

 (An ninh Thủ đô)

Tổng hợp số lượng người đăng ký tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn đợt thi ngày 17, 18/12/2011

Theo kế hoạch đã thông báo, trong 4 ngày từ 11-14/11/2011 vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành trong cả nước và các trường nghề thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS đăng ký tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn sẽ được tổ chức vào ngày 17, 18/12 tới. Theo báo cáo của các Sở và các trường nghề thuộc Bộ Quốc phòng, tổng số lao động tới đăng ký tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn nêu trên là 66.222 người, tập trung vào một số tỉnh như: Nghệ An – tỉnh có số người đăng ký đông nhất với 12.500 người, theo sau là Thanh Hóa (7.600 người); Hà Tĩnh (4.975 người);  Bắc Giang (3.539 người); Hà Nội (3.455 người); Hải Dương (3.144 người); Quảng Bình (3.009 người)… Như vậy, so với số lượng đơn đăng ký cung cấp cho các đơn vị ban đầu là 51.450 đơn, thực tế phát ra tăng khoảng 15.000 đơn.Những lao động đăng ký đợt kiểm tra này sẽ tham dự kỳ kiểm tra vào ngày 17, 18/12 tới tại 1 trong 5 địa điểm: Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm kiểm tra cụ thể của từng thí sinh sẽ được Trung tâm lao động ngoài nước thông báo bằng văn bản cho các Sở LĐ-TB&XH và Bộ Quốc phòng để thông báo tới từng ứng thí sinh cũng như được đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm lao động ngoài nước (ttldnnvietnam.gov.vn).

(Theo tin của Cục quản lý lao động ngoài nước)
Đợt thi tiếng Hàn quốc này đúng là thỏa lòng mong ước của người dân tham gia đi xuất khẩu lao động.

Không biết những người lao động đăng ký đi thi với số lượng nhiều như vậy có tìm hiểu rõ về quy trình làm thủ tục theo chương trình EPS  là thế nào không hay là thấy mọi người đăng ký thi cũng đăng ký tìm cơ hội may mắn.

Nguồn lao động đi Hàn quốc không phải tuyển mà vẫn đăng ký nhiều như vậy. Trong khi các thị trường Nhật bản + Đài loan thu nhập ổn định, quy trình làm hồ sơ đơn giản hơn nhiều so với đi Hàn Quốc thì người lao động lại không đăng ký.

“HÃY GIỮ  GÌN, PHÁT HUY VÀ LÀM ĐẸP HÌNH ẢNH TỔ QUỐC VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI”

Cần tuyển gấp lao động sang Nhật bản – Đài loan làm việc

Nếu bạn thực sự là người có ý thức và mong muốn tìm được việc làm phù hợp ở Nhật bản + Đài loan. Xin hãy liên hệ với CÔNG TY VINAINCOMEX.

Từ đầu năm đến nay, 74.919 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 10/2011 là 7.246 người, nâng tổng số lao động đưa đi từ đầu năm đến nay lên 74.919 người. Trong đó, thị trường Đài Loan 31.014 lao động, Hàn Quốc 14.942 lao động, Malaysia 8.400 lao động, Nhật Bản 5.778 lao động, Ả rập Xê út 3.367 lao động, Lào 3.290 lao động, Campuchia 2.322 lao động, Macao 1.608 lao động, UAE 1.111 lao động, CH Síp 697 lao động, Israel 327 lao động, Algeria 204 lao động… (Theo Cục quản lý lao động ngoài nước)

Bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài

Bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài
Vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam là cần sớm có giải pháp để bảo vệ lực lượng lao động

Thiếu cơ chế bảo vệ

Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được Quốc hội phê duyệt năm 2006 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Song từ thực tế cho thấy, công tác bảo vệ NLĐ đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài còn hạn chế.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Trong đó, NLĐ tại Đài Loan đứng đầu về lượng tiếp nhận, tiếp đến là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Macau, Ả-rập Xê-út, Cộng hòa Síp… Đáng chú ý, trong số 500.000 lao động có tới 215.000 là lao động nữ, chiếm 50,2%, chủ yếu làm việc trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội chiếm 52,9%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 1,10%, thủy sản 0,13%, còn lại là các ngành nghề khác. Đây cũng là đối tượng bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, bóc lột sức lao động nhiều hơn so với nam.

Theo ông Lê Vũ Hà, Trưởng phòng Lãnh sự ngoài nước – Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cho biết, nhiều lao động nữ giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út bị chủ bắt làm thêm giờ, ngược đãi, đánh đập, đuổi khỏi nhà. Do bất đồng ngôn ngữ, NLĐ không biết gọi cảnh sát can thiệp. Có người gọi đến Đại sứ quán kêu cứu, nhờ giúp nhưng khi hỏi đang ở đâu, địa chỉ nào thì không cung cấp được…

Thạc sĩ Trần Anh Thư, Phó Trưởng phòng Thanh tra – Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho rằng, mặc dù hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực XKLĐ đã từng bước hoàn thiện song chưa đồng bộ, quá trình thực hiện chưa thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương. Ở một số địa phương, công tác quản lý hoạt động XKLĐ của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo NLĐ. Bên cạnh đó, công tác quản lý lao động ở nước ngoài chưa kịp thời trong việc xử lý những phát sinh liên quan đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ, đặc biệt ở những thị trường chưa có ban quản lý.

Nâng cao vai trò của công đoàn

Tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 17-11, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, song cơ chế bảo vệ cho NLĐ khi bị chủ sử dụng lao động nước sở tại xâm hại quyền lợi là chưa cụ thể. Đặc biệt, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hiện nay phần lớn chưa được tổ chức công đoàn trực tiếp bảo vệ.

Đại diện Ban Chính sách – Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng: Từ năm 1990 đến nay, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được các tổ chức kinh tế có giấy phép kinh doanh hoạt động dịch vụ XKLĐ thông qua các hợp đồng ký với đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng thầu khoán công trình ở nước ngoài. Việc giám sát, kiểm tra bảo vệ lợi ích của NLĐ chủ yếu do các tổ chức kinh tế đó thực hiện. Do đó, tổ chức công đoàn chỉ thực hiện việc giám sát thông qua việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và qua việc tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các hoạt động giám sát, kiểm tra của công đoàn cơ sở đối với các tổ chức kinh tế đó tuy có được thực hiện nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.

Theo các chuyên gia, những quy định của pháp luật chính là cơ sở pháp lý cho tổ chức công đoàn hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Do đó, vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam là cần sớm có giải pháp để bảo vệ lực lượng lao động. Trong đó, cần tăng cường hoạt động hợp tác với các nước tiếp nhận lao động trong việc bảo vệ quyền bình đẳng với lao động bản địa và lao động của các quốc gia khác. Đặc biệt, phải cung cấp, thông tin cho NLĐ ở nước ngoài giúp cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết của NLĐ được thuận tiện. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với Hiệp hội XKLĐ để theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; chỉ đạo công đoàn cơ sở tham gia giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài.

Theo báo Đại Đoàn Kết

Thông báo lao động Toto trúng tuyển đợt 1

Thông báo Lao động Toto trúng tuyển đợt 1
Thông báo Lao động Toto trúng tuyển đợt 1

Đại diện nhà máy Toto phỏng vấn lao động

Đại diện nhà máy Toto phỏng vấn lao động
Đại diện nhà máy Toto phỏng vấn lao động

Cần giải pháp kép – Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu lao động

 (HNM) – Gần đây, các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn trở nên phức tạp và có chiều hướng khó tháo gỡ khi NLĐ và chủ sử dụng lao động chưa thực sự gặp nhau. Những điều này khiến cho tiến độ XKLĐ của Việt Nam đang chững lại. Các chuyên gia XKLĐ cho rằng, tháo gỡ các vấn đề này không khó nhưng phải nỗ lực rất nhiều.
Giờ đây, nghèo không phải là yếu tố cản trở sự phát triển của ngành XKLĐ. Hàng loạt NLĐ vi phạm các nguyên tắc trong XKLĐ khiến nhiều DN trong nước điêu đứng do mất thị trường. Và điều gây lo lắng nhất là làm thế nào để có lao động xuất khẩu có chất lượng. Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề lo lắng: Nếu không chủ động trong đào tạo và cung ứng lao động để phục vụ XKLĐ thì sự tụt hậu đã thấy rõ. Hiện các nước đã có nhiều thay đổi chính sách: Hạn chế tuyển chọn lao động phổ thông, quan tâm nhiều đến lao động có tay nghề cao. Ngay các nước nhập khẩu lao động cũng đã thay đổi bằng cách khuyến khích NLĐ có nghề đến sinh sống và làm việc, đặc biệt là chính sách về nhập cư. Ở ViệtNam, các DN XKLĐ cũng đang bắt đầu tuyển chọn lao động có tay nghề cao. Để làm được điều này cần sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề và DN XKLĐ. Nhưng thực tế chỉ có rất ít DN có cơ sở dạy nghề, do vậy buộc phải tuyển NLĐ ở bên ngoài và vì thế mà không thể chủ động trong cung ứng. Thêm vào đó, một số ngành nghề không thể tuyển chọn được NLĐ do không có cơ sở dạy nghề nào tổ chức đào tạo.

Chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho NLĐ, giúp DN có được nguồn lao động chất lượng. Ảnh: Ngô Mỹ

Theo ông Cao Văn Sâm, cần những cơ chế, chính sách nhằm chuyển mạnh dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động từ việc tuyển sinh, xây dựng chương trình tới hình thức đào tạo… dạy nghề theo cơ chế đặt hàng của DN. Đối với những nghề khó thu hút NLĐ cần thực hiện cơ chế chỉ định đào tạo, hỗ trợ kinh phí nhằm thu hút học sinh học nghề; phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại DN XKLĐ. Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế cần có trường cao đẳng nghề; DN XKLĐ lớn cần có trường trung cấp nghề. Các trường này tập trung đào tạo phục vụ tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. DN phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở dạy nghề nhu cầu về lao động như quy mô, cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề… Có thể coi đây là trách nhiệm pháp lý của DN. Các cơ sở dạy nghề phải chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của DN cũng như của thị trường lao động. Tiên phong trong việc đào tạo theo chu trình khép kín, Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực (LOD) đã xây dựng Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ LOD đào tạo phát triển nguồn nhân lực có tay nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các đối tác XKLĐ và các KCN trong nước. Đại diện Công ty LOD cho biết việc xây dựng mô hình chuẩn về XKLĐ sẽ giúp DN có được nguồn lao động chất lượng, chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho NLĐ.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, tính đến hết tháng 9-2011, cả nước đã đưa được 67.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Đài Loan dẫn đầu với hơn 27.000 người, Malaysia 7.500 người… Trước đây, số lao động đi làm việc tại Libya chỉ khoảng 5.000 người/năm và đây vẫn là một thị trường tiềm năng nhưng để khôi phục lại thị trường này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với Hàn Quốc, Chính phủ VN đang cùng bạn triển khai các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Rõ ràng, các thị trường lao động truyền thống dù thực tế nảy sinh nhiều khó khăn nhưng vẫn cho kết quả khả quan. Hiện nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang triển khai các chính sách đào tạo, giáo dục định hướng cho lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, cục chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các trường đẩy mạnh đào tạo nghề theo cơ chế đấu thầu, để đào tạo đúng địa chỉ, cấp kinh phí đúng nơi, tập trung vào các nghề công nghệ cao như đốc công; điều dưỡng viên; hàn 3G, 6G; xây dựng để đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế…

Các ý kiến khác cũng cho rằng để cải thiện tình hình XKLĐ hiện nay, cần thiết phải nâng cao chất lượng DN và người lao động để tăng sức cạnh tranh. Hoạt động XKLĐ trong những năm tới sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Cùng với đó là những biến động ở các thị trường nước ngoài sẽ tạo nên sự cạnh tranh lớn về XKLĐ. Do vậy, hoạt động XKLĐ phải đáp ứng ngày một tốt hơn cả về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cũng như cơ cấu nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực mà thị trường lao động đòi hỏi. Bên cạnh đó những năm tới, áp lực giải quyết việc làm trong nước và mức thu nhập của NLĐ phải được cải thiện, hoạt động XKLĐ phát triển theo hướng từng bước nâng cao tỷ lệ lao động có nghề.

Như vậy, với hai mũi nhọn là nâng cao chất lượng lao động và chất lượng hoạt động của DN, chúng ta sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh khó khăn của thị trường hiện nay.


Kim Vũ (HNMO)

 

Đối thoại để bảo vệ quyền lợi lao động nữ Việt Nam

(TTXVN) Trong hai ngày 14-15/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc tổ chức hội thảo “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.”

Để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam tại nước ngoài, theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng quản lý lao động, Cục quản lý lao động ngoài nước, cùng với sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành địa phương trong nước cần cải thiện các đối thoại về chính sách với các nước tiếp nhận lao động nữ Việt Nam.

Cũng theo ông Tùng, cần đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức cơ bản về giới, luật lao động của Việt Nam tại nước sở tại cũng như luật, văn hóa, ngôn ngữ của nước bạn cho lao động Việt Nam trước khi xuất ngoại.

Cơ quan Nhà nước có chức năng cũng như chính quyền địa phương cần quản lý, kiểm tra và xử lý mạnh tay các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động vi phạm, lừa đảo, không bảo vệ quyền lợi lao động Việt Nam nói chung, trong đó có lao động nữ.

Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần thương thảo và ký kết hợp đồng có đủ các điều kiện rõ ràng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đúng theo pháp luật Việt Nam. Bản thân người lao động cần tự giác nâng cao trình độ ngoại ngữ, tìm hiểu thật kỹ thị trường lao động mà mình sẽ tới.

Trong chức năng của mình, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cần tăng cường giám sát thường xuyên việc thực hiện hợp đồng của đối tác cũng như liên hệ với người lao động để nắm tình hình và kịp thời giải quyết khi có tranh chấp.

Theo ông Vũ Lê Hà, trưởng phòng Lãnh sự ngoài nước, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, từ đầu năm 2006-2009, khu vực Tây Nam Bộ có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Lao động nữ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và các cơ sở dưỡng lão ở Đài Loan hiện vẫn do phía Việt Nam cung ứng là chủ yếu, chiếm đến 74,79% thị phần ngành nghề tại Đài Loan.

Ở Hàn Quốc, phụ nữ Việt Nam hết hợp đồng đã trốn lại làm việc bất hợp pháp, có còn ngoài giá thú. Trong khi đó, ở Arập Xêút, lao động Việt Nam bị chủ quỵt lương thời gian làm thêm, bị ngược đãi, đánh đập và đuổi khỏi nhà. Do hạn chế ngôn ngữ, lao động nữ đã không bảo vệ được mình, không biết gọi cảnh sát can thiệp hoặc khi gọi cho Đại sứ quán kêu cứu nhưng lại không biết rõ địa chỉ mình đang ở đâu. Tại Italy, lao động nữ Việt Nam cũng bị chủ đối xử khắc nghiệt, lăng nhục khiến họ chán nản, bỏ trốn, trở thành lao động bất hợp pháp.

Bà Cao Thị Hồng Vân, Trưởng ban Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cho biết phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ khiến cho gia đình của họ mất đi một trụ cột, quan hệ gia đình rạn nứt. Ở nước bạn, họ dễ bị hụt hẫng tinh thần, không trực tiếp quyết định sử dụng đồng tiền do mình làm ra mà phải gửi về nhà trả nợ.

Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với sự bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, sự thay đổi khí hậu; bị bóc lột sức lao động; vi phạm quyền con người và nguy cơ bị buôn bán. Khi trở về, họ sẽ phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh lại quan hệ gia đình cũng như tìm kiếm việc làm mới.

Hiện có khoảng gần 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau, mỗi năm người lao động gửi về nước khoảng 1,7 tỷ USD. Tại một số tỉnh có số người đi xuất khẩu lao động lớn, lượng tiền họ gửi về xấp xỉ bằng tổng thu nội địa của tỉnh trong năm.

Cả nước có 251.000 nữ đi làm việc tại nước ngoài, trong đó nhiều nhất là Đài Loan (chiếm 61%), Malaysia (20,9%), Hàn Quốc (4,4%)… Ngành nghề tập trung nhiều lao động nữ nhất là ngành phục vụ cá nhân và xã hội, chiếm tới 52,95%./.

Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)

GẦN CHỤC NGHÌN NGƯỜI CHEN CHÚC ĐĂNG KÝ THI TIẾNG HÀN QUỐC

(PL)- Trong hai ngày 11 và 12-11, gần 10.000 người dân tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã đến Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An (TP Vinh) đăng ký dự kiểm tra tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Do lượng người quá đông nên đã xảy ra tình trạng quá tải. Nhiều người cho biết do thông báo chỉ tiếp nhận đăng ký trong bốn ngày (từ 11 đến 14-11) nên phải sắp hàng từ 3 đến 4 giờ sáng mới mong kịp đăng ký. Để tránh ùn tắc, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An phát số thứ tự cho người đăng ký.

Người lao động chen chúc, leo lên tường, mái nhà Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An để mong được đăng ký dự thi tiếng Hàn. Ảnh: ĐẮC LAM

Tuy nhiên, trước cổng trung tâm đã xuất hiện “cò” bán mỗi số thứ tự với giá 200.000-300.000 đồng. Các điểm giữ xe tự phát cạnh trung tâm cũng “chặt chém” 10.000 đồng/xe.

Ông Hồ Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An, cho biết đã phân công cán bộ làm việc cả ngày lẫn đêm. Đến chiều 12-11, trung tâm này đã tiếp nhận được hơn 3.000 đơn đăng ký. Hiện trung tâm đã nâng tổng số đơn tại Nghệ An lên 6.000 để đáp ứng nhu cầu người đăng ký. Đồng thời, đang xem xét kéo dài thời gian đến 16-11.

ĐẮC LAM(Bao phapluat.vn)

 Suy ngẫm:

Nếu người lao động đã và đang làm việc tại Hàn quốc, Nhật bản, Đài loan không phá vỡ hợp đồng bỏ trốn làm việc bất hợp pháp thì đâu đến nỗi phải chen chúc khổ sở như ở trên, đâu đến nỗi 23 xã, phường không được thi tiếng hàn quốc.

Với số lượng 8.700 người lao động đang phá vỡ hợp đồng bỏ trốn tại Hàn quốc không tự nguyện về nước thì người lao động được thi có kết quả liệu có được nước bạn tiếp nhận hay không?

Đây là điều suy nghĩ của cá nhân tôi. người lao động cũng nên suy nghĩ để lựa chọn hướng đi xuất khẩu lao động phù hợp với khả năng của mình, tránh bị tiền mất tật mang.

“HÃY GÌN GIỮ, PHÁT HUY VÀ LÀM ĐẸP HÌNH ẢNH CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI”

Công ty VINAINCOMEX thông tin tư vấn miễn phí cho các bạn.

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI HỢP TÁC NHÂN LỰC QUỐC TẾ VIỆT NAM
TRUNG TÂM HỢP TÁC NHÂN LỰC QUỐC TẾ – VINAINCOMEX.
Địa chỉ : SỐ 04 – M6B -TT6 Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0435.401.286
Di động : 0912.171.090
E-mail : Ldtoan1977@gmail.com

Lao động Toto làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Đài Loan

Lao động Toto làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Đài Loan
Lao động Toto làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Đài Loan

Hỏi đáp về chế độ BHXH sự cố phổ thông đối với lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan

Quy định về chế độ đóng BHXH

Hỏi: Người lao động nước ngoài tham gia đóng bảo hiểm xã hội có phải nộp toàn bộ mức phí không?

Trả lời: Hiện nay đang thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội tổng hợp, chia làm bảo hiểm sự cố phổ thông(Trợ cấp sinh đẻ, ốm đau, chữa bệnh, tàn phế, hưu trí, tử vong …) và bảo hiểm tai nạn chức vụ (bao gồm trợ cấp ốm đau, chữa bệnh, tàn phế, tử vong …)Nhưng vẫn chưa thể dựa vào các sự cố khác nhau để tính ra mức phí bảo hiểm.Bởi vậy người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm sự cố phổ thông, mức phí bảo hiểm là 5,5% tính theo mức tiền lương cơ bản hàng tháng.

Hỏi: Mức phí bảo hiểm mà người lao động đóng góp theo tỷ lệ như thế nào ?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điều 15 của Điều lệ bảo hiểm lao động, người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm lao động phải trả phí bảo hiểm sự cố phổ thông là 20% của mức quy định.Đơn vị mua bảo hiểm phải đóng góp 70%,chính phủ đóng góp 10%.Phí bảo hiểm tai nạn chức vụ hoàn toàn do đơn vị mua bảo hiểm đóng góp.

 Người đang tham gia đóng bảo hiểm mà bị chết, thì phí đóng góp bảo hiểm được tính đến ngày người tham gia bảo hiểm tử vong.

Hỏi: Khi đơn vị đóng bảo hiểm báo ít đi mức tiền lương của lao động tham gia bảo hiểm, sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Tính từ ngày phát sinh sự việc, căn cứ theo mức phí bảo hiểm bị đóng ít đi bao nhiêu, đơn vị đóng bảo hiểm sẽ bị phạt gấp 3 lần.Ngoài ra, nếu người lao động bị tổn thất bao nhiêu, đơn vị đóng bảo hiểm sẽ phải bồi thường bấy nhiêu.

Quy định đối với cá nhân và đơn vị đóng bảo hiểm

Hỏi: Người lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc sẽ tham gia bảo hiểm lao động như thế nào?

Trả lời: Khi người lao động nước ngoài đăng ký tham gia đóng bảo hiểm, cần phải xuất trình văn bản mà cơ quan sự nghiệp quản lý xác nhận, thẻ cư trú của người lao động nước ngoài hoặc bản photo copy hộ chiếu.

Hỏi: Người lao động trong thời gian thử việc, đơn vị đóng bảo hiểm có được tạm thời chưa đăng ký tham gia đóng bảo hiểm mà có thể  đợi đến khi kết thúc thời gian thử việc mới đăng ký tham gia đống bảo hiểm không?

Trả lời: Căn cứ theo “Điều lệ bảo hiểm lao động”điều 11 quy định: các đơn vị tham gia đóng bảo hiểm đều tính từ “ngày đến nhận việc” của người lao động. Đơn vị đóng phải lập danh sách người tham gia đóng bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.Không kể là “thời gian thử việc”đơn vị đóng bảo hiểm vẫn phải đăng ký tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động ngay từ ngày đầu tiên đến nhận việc.

Hỏi: Người lao động đăng ký tham gia bảo hiểm từ khi nào?

Trả lời: Ngay từ ngày đến nhận việc.

Hỏi: Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu từ khi nào?

            Trả lời: Ngay từ ngày đến nhận việc, nếu đăng ký tham gia bảo hiểm thì hiệu lực bảo hiểm bắt đầu trong ngày hôm đó.Nếu kéo dài thời gian thông báo, hiệu lực bảo hiểm cũng sẽ bắt đầu kể từ ngày đăng ký.

Vấn đề chi trả bảo hiểm

Hỏi: Khi người lao động nước ngoài bị thương, có được nhận trợ cấp thương tật không?

            Trả lời: Được.Nếu như người lao động nước ngoài phát sinh thưong tật phổ thông hoặc có bệnh phải nằm viện điều trị, không thể làm việc được, thậm chí không thể nhận được tiền lương nguyên vẹn , người đang điều trị bệnh đều có thể xin trợ cấp chữa bệnh ngay từ ngày thứ tư tính từ khi không thể làm việc được.

Hỏi: Người lao động nước ngoài vì lí do bệnh phổ thông dẫn đến bị tàn phế có đươc xin trợ cấp tàn phế không?

Trả lời: Được.Nếu như người lao động nước ngoài sau khi bị bệnh đã được điều trị xong, hoặc đã được nhận hết trợ cấp thương tật vì sự cố phổ thông, hoặc vì thương tật phổ thông qua chữa trị hơn một năm nhưng vẫn không thuyên giảm, như thân thể vẫn còn những thương tật phù hợp với những hạng mục quy định của tiêu chuẩn trợ cấp tàn phế, và đã được bệnh viện bảo hiểm toàn dân chẩn đoán là bị tàn phế vĩnh viễn không thể hồi phục thì có thể xin trợ cấp tàn phế.

Hỏi: Người lao động phát sinh sự cố phải xin trợ cấp xã hội có bị hạn chế về thời hạn không?

Trả lời: Có. Quyền được xin các hình thức nhận trợ cấp bảo hiểm, được tính từ ngày được nhận trợ cấp nhưng trong vòng 02 năm phải làm thủ tục xin.

Hỏi: Khi bản thân người được bảo hiểm hoặc thân nhân người được bảo hiểm bị tử vong, tiêu chuẩn xin hỗ trợ phí  mai táng như thế nào?

Trả lời: Khi bản thân người được bảo hiểm hoặc thân nhân người được bảo hiểm bị tử vong, tiêu chuẩn xin hỗ trợ mai táng như sau:

1 – Khi cha mẹ, chồng(vợ) của người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 03 tháng lương.

2 – Khi con đã đủ 12 tuổi của người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 02 tháng lương.

3 – Khi con chưa đủ 12 tuổi của người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 01 tháng rưỡi tiền lương.

4 – Khi người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 05 tháng lương.

Hỏi: Khi người được bảo hiểm bị chết, tiêu chuẩn hỗ trợ cho thân nhân như thế nào?

Trả lời: Khi người được bảo hiểm bị chết, nếu như vẫn còn vợ(hoặc chồng), con cái và cha mẹ, ông bà nội hoặc người phải nuôi dưỡng như con cháu hoặc anh chị em thì tiền hỗ trợ cho thân nhân với tiêu chuẩn như sau:

A-    Người nộp bảo hiểm dưới 01 năm, căn cứ theo mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thì mức được trợ cấp là 10 tháng tiền lương.

B-    Người nộp bảo hiểm từ 01 năm đến dưới 02 năm, căn cứ theo mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thì mức được trợ  cấp là 20 tháng tiền lương.

C-    Người nộp bảo hiểm từ 02 năm trở lên, căn cứ theo mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thì mức được cấp là 30 tháng tiền lương.

D-    Người bị chết do bệnh nghề nghiệp bất kể thời gian nộp bảo hiểm là bao nhiêu thì mức được cấp là 40 tháng tiền lương.

Hỏi: Thứ tự thân nhân người được bảo hiểm nhận tiền hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: Thứ tự người được nhận tiền hỗ trợ như sau:

1-     Vợ (hoặc chồng) và con.

2-     Bố mẹ

3-     Ông bà nội

4-     Con cháu hoặc người phải nuôi dưỡng.

5-     Anh chị em phải nuôi dưỡng.

Hỏi: Khi người nước ngoài là thân nhân của người được bảo hiểm nhưng không nằm trong diện được bảo hiểm mà  bị chết, có được xin tiền hỗ trợ mai táng của bảo hiểm không?

Trả lời: Người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm, khi thân nhân không nằm trong diện được bảo hiểm  bị chết , căn cứ theo quy định của Mục 5 Điều 43 Luật dịch vụ việc làm trước khi sửa đổi sẽ không được nhận tiền hỗ trợ mai táng cho thân nhân.Nhưng trong Luật dịch vụ việc làm sửa đổi công bố ngày 21 tháng 1 năm 2002, quy định này đã bị bãi bỏ.Sau khi Điều luật mới có hiệu lực(ngày 23 tháng 1 năm 2002) Nếu Bố mẹ, vợ(hoặc chồng), con cái người lao động nước ngoài bị chết, sẽ căn cứ theo quy định của điều 62 Luật Bảo hiểm lao động để xin trợ cấp mai táng cho thân nhân.

Hỏi: Khi người lao động vì việc công mà bị thương, tiền đăng ký khám bệnh và tiền đăng ký khám và trị liệu tiếp theo sẽ do chủ sử dụng chi trả ra sao?

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại điều 59 của “Luật lao động cơ bản”, Khi người lao động bị thương hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, chủ sử dụng phải chi trả những chi phí chữa bệnh.Nhưng cùng một vấn đề, căn cứ theo điều lệ bảo hiểm lao động hoặc những pháp lệnh khác quy định, người lao động được chủ sử dụng bồi hoàn chi phí, chủ sử dụng phải chi trả cho họ.Chỉ riêng điều 44 điều lệ bảo hiểm lao động quy định: hỗ trợ chữa bệnh không bao gồm tiền đăng ký khám bệnh.Bởi vậy người lao động bị thương vì công việc, những chi phí cần thiết như tiền đăng ký khám bệnh đều do chủ sử dụng chi trả.

Hỏi: Người được bảo hiểm trên đường đi làm hoặc tan ca phát sinh sự cố giao thông, có được hưởng quyền lợi của bảo hiểm tai nạn chức vụ không?

Trả lời: Người được bảo hiểm trên đường đi làm hoặc tan ca trong thời gian thích đáng, trên đoạn đường bắt buộc phải đi qua kể từ nơi thường trú đi đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc trở về nếu phát sinh thương tật do sự cố giao thông, được coi như bị tai nạn lao động, được xin nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp.Nhưng người được bảo hiểm có các tình tiết sau đây sẽ không được coi là tai nạn lao động:

1.      Hành vi cá nhân không cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

2.      Người lái xe chưa có bằng lái xe đúng chủng loại xe đang lái.

3.      Người lái xe trong thời gian bị treo bằng lái xe, hoặc bằng lái xe hết hạn.

4.      Người lái xe vi phạm luật giao thông vượt đèn đỏ ở đoạn đường giao nhau.

5.      Người vượt qua đường sắt.

6.      Người lái xe trong tình trạng có nồng độ rượu vượt quá quy định, người sử dụng thuốc gây nghiện, người sử dụng thuốc gây ảo giác hoặc sử dụng thuốc bị cấm.

7.      Người lái xe vi phạm quy định, đi trong nhánh đường giành riêng trên đường cao tốc.

8.      Người lái xe vào đường ngược chiều hoặc lái xe vượt quá tốc độ quy định, sai kỹ thuật, đi ngoằn ngèo hoặc lái xe với các phương thức nguy hiểm khác.

9.      Người lái xe không theo quy định đi vào hướng xe đi lại./.

 

HIỀN LƯƠNG

Theo http://www.evta.gov.tw/labor/disign/home6.htm

 

 

Những hồ sơ cần thiết để người lao động có thể xin được trợ cấp tử tuất ở Đài Loan:

 

1.      Trường hợp bố (hoặc mẹ) bị chết ở Việt nam.

Hộ khẩu thường trú ở Việt nam (Có tên người bị chết, chú ý phần chuyển đi ở cuối trang hộ khẩu của người bị chết phải ghi rõ là ngày chết và được chính quyền ký tên, đóng dấu xác nhận).

Giấy Khai sinh của Công nhân đang làm việc ở Đài loan

Giấy Chứng tử.

2.      Trường hợp vợ (hoặc chồng) bị chết ở Việt Nam

Hộ khẩu thường trú ở Việt nam (Có tên người bị chết, chú ý phần chuyển đi ở cuối trang hộ khẩu của người bị chết phải ghi rõ là ngày chết và được chính quyền ký tên, đóng dấu xác nhận).

Giấy Chứng nhận kết hôn ở Việt Nam.

Giấy Chứng tử.

3.      Trường hợp con bị chết ở Việt Nam

Hộ khẩu thường trú ở Việt nam (Có tên người bị chết, chú ý phần chuyển đi ở cuối trang hộ khẩu của người bị chết phải ghi rõ là ngày chết và được chính quyền ký tên, đóng dấu xác nhận).Giấy khai sinh của người con bị chết.

Giấy Chứng tử.

Những chứng từ trên phải dịch ra tiếng Hoa và có xác nhận công chứng của Phòng tư pháp Quận (hoặc Huyện).

Đưa đến Cục lãnh sự – Bộ Ngoại Giao để được công chứng.

Hồ sơ đã được công chứng tại Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao mang đến Văn phòng Văn hoá – Kinh tế Đài Loan tại Hà Nôi (hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh) để công chứng xác nhận.

Sau khi đã làm đủ 03 bước như trên, bộ hồ sơ dịch công chứng phải chuyển sang Đài Loan.Công ty môi giới Đài Loan và chủ sử dụng sẽ kết hợp để làm các thủ tục xin tiền trợ cấp tử tuất cho người lao động.Trong thời gian khoảng 30 ngày kể từ khi nộp hồ sơ cho Cục bảo hiểm Đài Loan, tiền trợ cấp sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người lao động hoặc người được hưởng.Trường hợp người lao động đã về nước thì cần để lại số tài khoản để phía Đài Loan sẽ chuyển trực tiếp tiền trợ cấp cho người được hưởng./.

Nguồn tin: Chu Hiền Lương

(Bài viết từ VAMAS)

Trên đây là các thông tin cần thiết để người lao động tìm hiểu về chế độ chính sách Bảo hiểm người Việt nam tại Đài loan.

Các bạn muốn được tư vấn đầy đủ các bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại hợp tác nhân lực quốc tế Việt nam – TRUNG TÂM HỢP TÁC NHÂN LỰC QUỐC TẾ – VINAINCOMEX .

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ- NHÂN VIÊN- PHIÊN DỊCH KINH NGHIỆM – TƯ VẤN TẬN TÌNH MIỄN PHÍ

  • Địa chỉ: 4 – M6B -TT6 Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Điện thoại: 0435.401.286
  • Di động: 0912.171.090
  • E-mail: Ldtoan1977@gmail.com

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

TẠI SAO LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG LÀM VIỆC TẠI QATAR CÓ TỶ LỆ VI PHẠM HỢP ĐỒNG CAO?

 LTS. Theo đánh giá của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Qatar, thời gian tới thị trường này cần nhiều lao động nước ngoài để xây dựng các công trình lớn, như sân bay quốc tế mới (11 tỷ USD), cảng nước sâu (5,5 tỷ USD), hệ thống đường bộ (20 tỷ USD)…Tháng 5/2010, Bộ trưởng Lao động Qatar, khi tiếp Đại sứ ta đã tuyên bố hoan nghênh lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này và bãi bỏ mọi hạn chế việc cấp visa. Cùng với tình hình lao động ta tại đây đang đi vào ổn định, số vụ việc giảm đáng kể, một số nhà thầu đã bắt đầu quan tâm đến việc nhận lại lao động Việt Nam.
Tuy nhiên trước khi có các động thái thăm dò để tiếp tục cung ứng lao động cho thị trường này, một việc cũng rất cần được quan tâm là phân tích, đánh giá các vi phạm thường mắc phải của lao động Việt Nam dẫn đến việc phía bạn ngừng tiếp nhận nhiều lần trong thời gian qua. Lao động và việc làm ngoài nước xin đăng ý kiến nghiên cứu, phân tích, đánh giá của ông Đoàn Kiến Trung, Bí thư thứ nhất phụ trách lao động tại Qatar để bạn đọc tham khảo.

Vụ việc xảy ra nhiều đồng nghĩa với rủi ro lớn hơn đối với lao động ta so với người lao động các nước khác ở thị trường này hay so với lao động ta ở những thị trường khác. Đây luôn là câu hỏi lớn. Người viết bài mong muốn tham gia vào việc làm sáng tỏ một phần câu hỏi này.Lâu nay, ở hầu hết các thị trường lao động, rất nhiều doanh nghiệp cung ứng lao động Việt Nam với cách làm mang tính “ăn xổi”, đã ít chú trọng việc cung ứng lao động có chất lượng đảm bảo về các mặt. Chỉ những thị trường do quy định luật pháp của nước tiếp nhận chặt chẽ, yêu cầu của chủ sử dụng cao mới buộc doanh nghiệp ta, tuyển chọn, đào tạo, quản lý… một cách đầy đủ các quy trình, quy định nhờ đó có được chất lượng theo yêu cầu của nước tiếp nhận. Cần phải xác định nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân đầu tiên, trước hết, lớn nhất. Tuy nhiên, không thể bỏ qua đặc thù của thị trường Qatar.I.                  Nguyên nhân khách quan :

1. Ở Qatar, đa số lao động ta làm nghề xây dựng (95%), công việc vất vả, rủi ro cao nhất về mọi khía cạnh (công việc, thu nhập không ổn định, độ an toàn thấp, chỗ ở hay phải di chuyển, mang tính tạm bợ…). Với những lao động làm các công việc khác thì cũng là những công việc liên quan, phục vụ cho ngành xây dựng: nhôm kính, hàn kết cấu, mộc xây dựng… nhiều lúc cũng vẫn phải làm ngoài trời, đi theo các công trình.

2. Qatar là một trong những quốc gia có thời tiết khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Nhiều tháng hè, nhiệt độ giữa trưa lên trên dưới 50 độ C. Đến từ một đất nước có thời tiết, khí hậu thuận lợi hơn so với các nước ở Nam Á, Bắc Phi, lao động Việt Nam có khả năng thích ứng kém hơn lao động các nước khác làm việc ở Qatar.

3. So với lao động các nước khác, lao động Việt Nam chịu áp lực cao hơn do phải chịu mức chi phí sang làm việc cao (chủ yếu là tiền vé máy bay có chặng bay dài hơn nhiều, nợ lãi ngân hàng…). Người lao động ta đi làm việc từ một đất nước có mức sống khá hơn những bang hay khu vực nông thôn nghèo nhất của các nước Nam Á, Bắc Phi, họ không hài lòng với mức thu nhập chỉ khoảng trên 200 USD/tháng. (lao động các nước khác tìm cách ra đi bằng mọi giá giống như người Việt Nam được đi nước ngoài thời bao cấp và hoàn toàn hài lòng với những gì đang có được).

4. Sự khác biệt lớn giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa, phong tục, tập quán Qatar, trong khi  lao động các nước có nền văn hóa hồi giáo, ít khác biệt hơn (ngôn ngữ, tôn giáo, ăn uống, sách báo phim ảnh…). Lao động các nước khác dễ hòa đồng hơn. Các hình thức vui chơi giải trí hầu như không có hoặc có thì nằm ngoài khả năng của lao động ta.

Phong cách làm việc và quản lý lao động hoàn toàn khác với ở Việt Nam, không nêu cao hiệu quả công việc, tiến độ công việc kéo dài, thu nhập không mang tính công bằng và khuyến khích sáng tạo.

5. Có một số ý kiến cho rằng, vì coi việc người nước ngoài làm việc ở Qatar là đang được hưởng đặc quyền do người Qatar “ban phát”, Qatar không cần quan tâm tới việc hoàn chỉnh Luật pháp điều chỉnh các mối quan hệ với họ như ở UAE. Luật pháp, quy định của Qatar không có các quy định cụ thể để giải quyết tranh chấp giữa người lao động và chủ sử dụng, giữa họ với nhau…, các cơ quan chức năng đối xử với lao động nước ngoài không công tâm (thường là ủng hộ giới chủ và có lợi cho người địa phương hay người Arập). Khi xét xử, bình đẳng cũng không được tòa án coi là nguyên tắc, phán quyết phần lớn dựa trên lời khai dễ dẫn đến oan sai, đặc biệt là lao động Việt Nam không có đủ ngôn ngữ để tự minh oan; xét xử thường kéo dài không theo nguyên tắc nào (thường thì lao động nước ngoài không có khả năng tài chính để nán lại theo đuổi vụ kiện mà phải bỏ cuộc), phán quyết ít có tính khả thi.

6. Người lao động ta gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ những cộng đồng lao động nước ngoài khác đã có mặt ở Qatar từ vài chục năm nay. Họ sẵn sàng tuyên truyền thổi phồng những vụ việc dù nhỏ liên quan đến lao động ta qua các phương tiện thông tin báo chí, qua bộ máy quản lý các doanh nghiệp Qatar (mà họ chiếm số đông và có thể thao túng).

Tóm lại, người lao động Việt Nam phải chịu áp lực lớn về công việc, môi trường xã hội khác biệt, thời tiết khắc nghiệt cộng thêm  tâm lý kiếm tiền nhanh .

  II. Nguyên nhân từ phía người lao động:

1. Nấu và uống rượu, sau khi uống say thường có hành vi thái độ không kiềm chế, dễ nổi nóng, đánh nhau, gây rối trật tự;

2. Khi thấy có lợi nhuận cao đem bán với số lượng rất lớn; nhiều người cáo ốm ở nhà để nấu rượu, thậm chí bỏ trốn khỏi công ty chỉ để nấu rượu bán vì kiếm được tiền nhiều, nhanh hơn, việc nhẹ nhàng hơn đi làm ngoài công trường. Việc nấu rượu kinh doanh mà bị bắt thường “được” trục xuất sớm, càng khuyến khích nhiều người làm theo.

3. Một hình thức giải trí ngoài giờ khác cũng bị pháp luật cấm đó là đánh bạc, sau khi thua được, mất đoàn kết dẫn đến đánh nhau

4. Ở một đất nước, vật tư xây dựng, tài sản…từ trước đến nay không cần cất giữ cẩn thận, đang là môi trường thuận lợi cho những kẻ trộm cắp. Trộm cắp là một hình thức kiếm tiền nhanh và nhiều để về nước đối với một số lao động Việt Nam. Nếu chẳng may bị bắt thì đôi khi cũng “được” trục xuất về nước ngay, đó là cái “may”, một số người khác lấy đó để  “học”  theo cách làm này .

5. Có thời kỳ, do chủ sử dụng không có cách quản lý chặt chẽ, một số thành phần có tiền án tiền sự “lọt lưới” từ trong nước trà trộn trong số lao động sang đây làm việc, tìm cách rủ rê, kích động hình thành một băng cướp người Việt chuyên đi trấn lột tài sản của lao động Việt Nam.

Do những khó khăn trên, sau một thời gian hoạt động,  nhiều doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt người lao động không còn mặn mà với thị trường Qatar nếu như thu nhập, điều kiện làm việc… không được cải thiện đáng kể. Khó hy vọng vào một mặt bằng thu nhập mới cao hơn cho lao động Việt Nam, trong khi lao động các nước khác vẫn chấp chấp nhận mặt bằng cũ và vẫn đang tìm cách vào nước này.

Tuy quan hệ giữa 2 nước rất tốt nhưng các cơ quan chức năng Qatar vẫn rất ngại, (nếu không nói là tìm cách cản trở) không muốn tạo điều kiện, hỗ trợ cho lao động Việt Nam vào làm việc do nhiều vi phạm xảy ra như đã nói. Một bộ phận người lao động Việt Nam đã gây xáo trộn cho xã hội nhỏ bé, làm đau đầu các nhà chức trách, tạo ra dư luận xấu. Định kiến với lao động Việt Nam là điều đang hiện hữu.

Ở cấp Chính phủ, hồi tháng 3 năm 2009, trong chuyến thăm chính thức, Thủ tướng Việt Nam đã đề nghị phía Bạn xem xét vấn đề nhận lao động Việt Nam (trước đó, thị trường đã từng bị đóng cửa và được mở trở lại 2 lần, nhờ có sự can thiệp cấp cao). Do bị hạn chế việc cấp visa trong thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không đưa được lao động sang thị trường này, mặc dù một số chủ sử dụng vẫn còn mến mộ phong cách làm việc, sự khéo tay, thông minh của lao động ta.

Đại sứ quán đã và đang có nhiều nỗ lực để thúc đẩy, do nhận thấy ở thị trường lao động Qatar, người lao động có thu nhập khá hơn so với các thị trường như Malaysia, A rập Saudi… lại không phải chịu thuế thu nhập, quan hệ chính trị thuận lợi, hai nước đã  ký Hiệp định hợp tác về lao động./.

Bài viết (Theo vamas)

Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung ứng lao động việt nam sang nước ngoài làm việc. Người lao động đi nước ngoài làm việc phải là thực sự có ý thức lao động. Tự đánh giá năng lực bản thân và lựa chọn thị trường dựa vào nhưng yếu tố:

1-Người có thu nhập khoảng 1.500.000 đồng trở xuống tại Việt nam chọn thị trường Malaysia hoặc Trung đông.

2-Người có thu nhập khoảng 3-5 triệu trở xuống tại Việt nam có thể chọn thị trường Đài loan

3- Người có thu nhập khoảng 5-10 triệu tại Việt nam có thể chọn Hàn quốc hoặc nhật bản.

Đây là một trong những yếu tố cơ bản để lựa chọn thị trường để người lao động ra nước ngoài làm việc.

Xuất khẩu lao động gắn liền với tiền bạc và con người.

Mỗi người có một hướng đi

Đặt niềm tin vào  đúng chỗ sẽ tìm kiếm được thành công.

Muốn được tư vấn đầy đủ các bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại hợp tác nhân lực quốc tế Việt nam – TRUNG TÂM HỢP TÁC NHÂN LỰC QUỐC TẾ – VINAINCOMEX

  • Địa chỉ: 4 – M6B -TT6 Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Điện thoại: 0435.401.286
  • Di động: 0912.171.090
  • E-mail: Ldtoan1977@gmail.com

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN – NHẬT BẢN

 

 

Đưa trên 8 nghìn người nghèo xuất khẩu lao động

(Dân trí) – Trên nghìn lao động tại các huyện nghèo đã được sơ tuyển và đang chờ xuất khẩu lao động ra nước ngoài theo chương trình “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, đến nay đã có gần 50 DN tham gia đưa lao động đi theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”.
Theo đó, đã có gần 100 hợp đồng tuyển chọn lao động thành công đi làm việc tại các thị trường UAE, Algeria, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ảrập Xêút, Libi, Macao…
Xuất khẩu lao động là “cứu cánh” đối với nhiều gia đình nghèo. (Ảnh minh họa)
Cụ thể có khoảng hơn 10.000 lao động các huyện nghèo đã đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 8.500 lao động được sơ tuyển (đáp ứng về sức khỏe và trình độ văn hóa).
Sau khi sơ tuyển, các DN đã phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho khoảng 8.000 lao động. Mới đây nhất là hợp đồng thành công cho hơn 140 lao động của Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi được đào tạo tiếng Hàn để tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 85 lao động đã trúng tuyển kỳ thi tiếng Hàn và đã xuất cảnh an toàn. Hay hợp đồng của trên 180 lao động của Quảng Trị, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Giang… đã được đối tác Nhật Bản lựa chọn để đào tạo và đưa sang tu nghiệp tại Nhật, đến hết tháng 6/2011 có 170 học viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo và có khoảng gần 100 lao động trong số này đã xuất cảnh.

Tại khu vực lao động thị trường, theo báo cáo trong số trên 6.000 lao động đã xuất cảnh thì thị trường Malaysia có khoảng 4.000 lao động, chiếm khoảng 70%; Libi: khoảng 560 lao động, chiếm 9,1%; UAE: trên 300 lao động, chiếm khoảng trên 5%; Lào: 500 lao động, chiếm khoảng 8,5%; Ả rập xê út: 180 lao động, chiếm khoảng 3%, số còn lại đi Macao, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

P .Thanh

Xử phạt vi phạm hành chính đối với các Công ty vi phạm Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngày 31/10/2011, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 Công ty vi phạm Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể như sau:

– Phạt cảnh cáo Tổng công ty Cơ khí xây dựng – Công ty TNHH một thành viên (COMA) do đã không thanh lý hợp đồng với người lao động theo quy định;

– Phạt tiền 25.000.000 đồng đối với các Công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội – HICC1, Công ty cổ phần Bách nghệ toàn cầu (Glotech); Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng lao động quốc tế (Nibelc); Công ty cổ phần Simco Sông Đà; Công ty TNHH một thành viên Đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế Nosco (Nosco Imast); Công ty cổ phần CAVICO xây dựng nhân lực và dịch vụ; Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Cát; Công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng do các công ty này đã:

+ Tổ chức đưa lao động đi làm việc ở Libya mà không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (phạt 15.000.000 đồng);

+ Không đóng góp đầy đủ vào Quỹ Hộ trợ việc làm ngoài nước theo quy định (phạt 10.000.000 đồng).