Đưa người đi xuất khẩu lao động sang Malaysia:Cảnh giác với công ty ma

Bị lừa đảo đưa sang Malaysia rồi bị bỏ rơi, nhiều lao động Việt Nam phải đến Đại sứ quán cầu cứu. Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao khuyên người lao động khi ký hợp đồng phải yêu cầu các công ty trao trả một bản để nắm chắc thông tin.

– Malaysia nhập khẩu lao động Việt Nam trong nhiều năm, Đại sứ đánh giá thế nào về tình hình lao động Việt tại đây?

– Malaysia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có quan hệ ngoại giao gần 40 năm. Những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại hai nước phát triển mạnh mẽ. Chúng ta bắt đầu đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia từ năm 2003, có lúc lao động tại đây đạt 100.000 người, hiện nay khoảng 65.000.

Lao động Việt Nam được chủ sử dụng đánh giá cao bởi sự nhanh trí, sáng tạo, tiếp thu công việc nhanh chóng và chủ động, cần cù, chịu khó… Nhưng họ cũng có một số hạn chế như kỷ luật lao động chưa cao, sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sinh hoạt. Thị trường Malaysia so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản thu nhập thấp hơn, nhưng thích hợp với chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước ta, đảm bảo có thể tích lũy. Đây cũng là thị trường dễ tính, tiếp thu lao động giản đơn không cần đào tạo, không cần ngoại ngữ nhiều.

Tuy nhiên, Malaysia khá rộng với 13 bang, rất nhiều nơi điều kiện lao động xa khu thành thị, làm việc trong rừng. Ban quản lý lao động ở đây số lượng ít, phải đi nhiều nơi giải quyết.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhắc nhở về vấn đề xuất khẩu lao đọng Malaysia

– Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, lao động Việt Nam tại Malaysia chịu ảnh hưởng như thế nào?

– Thời gian gần đây khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nhiều đến người lao động. Một số công ty đã ký hợp đồng sau đó lại bị đối tác hủy nên không thể tạo điều kiện cho người lao động. Trường hợp này phải có thời gian và sự bàn bạc, thông cảm lẫn nhau giữa chủ và người lao động.

Vừa qua khi nhận được thông tin một số công nhân không được bố trí công ăn việc làm, chúng tôi đã liên hệ với chủ sử dụng yêu cầu cố gắng bố trí công việc cho họ. Thời gian chưa có việc làm phải trả lương cơ bản, trường hợp nào muốn về nước thì tạo điều kiện. Nhiều công nhân đồng tình với hướng giải quyết trên nhưng cũng có một số chưa hiểu hết, đòi hỏi chủ nếu không đáp ứng thì xé hợp đồng bỏ đi.

Tháng trước sứ quán phải giải quyết hơn 40 công nhân Việt Nam đình công ở công ty Nhật đòi về nước. Lý do là khi lao động sang, nhà máy bị mất hợp đồng, vẫn trả lương cơ bản, song công nhân yêu cầu phải có việc làm thêm, lương cao hơn. Điều đó là chính đáng vì ai đi làm cũng muốn lương cao, nhưng chủ khó khăn thì mình cần san sẻ. Đại sứ quán làm việc với công ty và họ đã đền bù cho công nhân. Theo luật thì mỗi công nhân được bồi thường 3 tháng lương nhưng công ty đã đền bù 8 tháng. Một số anh chị em sau đó muốn ở lại làm đã được tạo điều kiện.

– Không ít lao động bị công ty trong nước đưa sang rồi đem con bỏ chợ. Đại sứ quán đã giúp đỡ họ thế nào?

– Malaysia ở gần nước ta nên có nhiều công ty chui (không có giấy phép xuất khẩu lao động) tự đưa người sang rồi bán lại, bỏ rơi họ. Hoặc lao động chỉ nghe công ty đó quảng cáo, đến khi sang công việc không được như ý thì vỡ mộng, tự ý bỏ ra ngoài, như vậy là tự mình vi phạm hợp đồng. Có trường hợp phải chạy đến Đại sứ quán kêu cứu. Chúng tôi đã áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ lao động như xác minh nhân thân và cấp giấy thông hành để họ về nước sớm.

Thực trạng này đã diễn ra từ lâu và cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng cũng như Bộ Lao động với UBND tỉnh, huyện. Người lao động cũng phải cảnh giác, phải ý thức được quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi được công ty môi giới đưa đi. Để cho chắc chắn, công nhân có quyền yêu cầu công ty khi ký hợp đồng trao trả lại một bản bởi phần lớn công ty ma tuyển mộ, thu tiền và tự ký hợp đồng với công ty nước bạn.

Tôi cho rằng cần tăng cường công tác giáo dục, kiểm soát hành chính, hình sự để không tồn tại những công ty ma tuyển mộ lao động bất hợp pháp. Ngoài ra, cần có chương trình giáo dục, trang bị kiến thức cho công nhân trước khi đi, cả kiến thức văn hóa, tôn giáo…

Xuất khẩu lao động sang Malaysia: “Lỡ tay” ký sai hợp đồng

Do người đi xuất khẩu lao động không trực tiếp sang Malaysia tìm hiểu tình hình, một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng lương thấp, gây thiệt thòi cho người lao động.

Trong báo cáo mới đây gửi Cục Quản lý Xuất Khẩu Lao động ngoài nước, Ban Quản lý Xuất Khẩu Lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết nước này đang gia tăng tuyển dụng lao động xây dựng từ Việt Nam; đồng thời yêu cầu chỉ đạo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động chấn chỉnh việc ký hợp đồng cung ứng lao động ở lĩnh vực này.

Nhu cầu lao động cao

Theo báo cáo, thời gian gần đây, nhiều chủ đầu tư, công trình xây dựng tại Malaysia có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động xây dựng của Việt Nam. Đặc biệt, tại 2 bang ở khu vực Đông Malaysia là Sabah vàSarawak, hàng loạt dự án lớn đang triển khai, cần hàng trăm ngàn lao động.

xuất khẩu lao động Malaysia
xuất khẩu lao động Malaysia

Người lao động do Công ty CP Châu Hưng tuyển chọn trước giờ xuất cảnh sang Malaysia

Sau 8 năm gián đoạn, kể từ khi rút hơn 1.000 người về nước vào năm 2004 do mất việc làm, Việt Nam đang bắt đầu đưa lao động xây dựng trở lại thị trường Malaysia.

Công ty CP Thương mại Châu Hưng ký hợp đồng với Công ty Xây dựng Nagano Holdays ở Kuala Lumpur, cung ứng đợt đầu 45 lao động.

Công ty CP Phát triển dịch vụ CEO (Hà Nội) tuyển không hạn chế số lượng lao động xây dựng, thu nhập cam kết 12 triệu đồng/tháng.

Công ty CP Sông Đà tuyển 20 lao động xây dựng, tổng thu nhập từ 8,5 triệu đồng/tháng trở lên.

Công ty CP Nhân lực quốc tế GMas mới đây cũng đã ký hợp đồng với Công Xây dựng Dekon ở bang Selangor, tuyển 100 lao động xây dựng…

Ông Vũ Minh Xuyên, Tổng Giám đốc Công ty Sovilaco, cho biết: “Chúng tôi vừa ký hợp đồng trực tiếp với một công ty xây dựng ở bang Johor, tuyển gần 100 lao động.  Phía đối tác bảo đảm việc làm thường xuyên, thu nhập tối thiểu từ 7 triệu đồng/tháng trở lên”.

 Vẫn xảy ra sai phạm

Thu nhập của lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực xây dựng ởMalaysia cao hơn lĩnh vực nhà máy khoảng 20-30%. Mức lương cơ bản của  lao động xây dựng nước ngoài hiện nay là 40 RM/ngày (1RM khoảng 7.000 đồng). Đây là cơ sở mà Bộ LĐ-TB-XH, Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến khích các DN đẩy mạnh trở lại việc cung ứng loại hình lao động này sang Malaysia.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Malaysia, đã xảy ra tình trạng một số DN không trực tiếp sang Malaysia để phối hợp thẩm định, tìm hiểu kỹ các điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động dẫn đến không nắm bắt thông tin, “lỡ tay” ký hợp đồng theo mức lương cơ bản chỉ  35 RM/ngày. Mức lương này đã không còn phù hợp.

Tuy không nằm trong số những DN bị cho là “lỡ tay” ký hợp đồng nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, mức lương trong hợp đồng cung ứng của nhiều DN cũng rất khác nhau. Tại các hợp đồng của Simco Sông Đà, trong khi thu nhập của thợ lành nghề làm việc ở lĩnh vực xây dựng đạt 40 – 45 RM/ngày trở lên thì lao động phổ thông chỉ khoảng 35 RM/ngày. Tại Công ty CP Phát triển dịch vụ CEO, mức lương cơ bản ký kết chỉ là 28 RM/ngày…

11.013 lao động bất hợp pháp tại Malaysia đăng ký xin gia hạn

(SGGPO).- Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) dẫn số liệu của Bộ Nội vụ Malaysia cho biết, tính đến ngày 26-9, tổng số lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại nước này hơn 1,3 triệu người, trong đó, số lao động Việt Nam là 13.515 người.

Hiện nay Chính phủ Malaysia đang xúc tiến Chương trình hợp pháp hóa và ân xá cho lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại Malaysia (chương trình 6P). Bộ Nội vụ Malaysia đã thông báo giai đoạn hai của chương trình 6P, bắt đầu thực hiện từ 15-9. Đây là giai đoạn “hợp pháp hóa” cho lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại Malaysia sau khi người lao động đăng ký trình diện.

Theo quy định, các lao động nước ngoài phải hoàn thiện giấy tờ tùy thân và các giấy tờ cần thiết khác như giấy tiếp nhận của chủ sử dụng lao động…sau đó, Cục Nhập cư Malaysia sẽ cấp giấy phép làm việc tạm thời cho người lao động nước ngoài.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện đã có 11.013 người trong tổng số 13.515 người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Malaysia đăng ký ở lại làm việc.

PHÚC HẬU(Báo SGGPO)

Thị trường Ma-lai-xi-a vẫn khó tuyển dụng lao động

QĐND –  Ma-lai-xi-a vốn được coi là thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính của Việt Nam, nhưng phần lớn lao động lại không muốn sang thị trường này làm việc… Công tác tuyển dụng lao động còn khó khăn.

Ngay từ năm 2002, ViệtNamchính thức đưa người lao động sang làm việc tại Ma-lai-xi-a. Từ đó đến nay, đã có hơn 190.000 lượt người lao động sang làm việc tại 12/13 bang của Ma-lai-xi-a, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 138 doanh nghiệp được phép đưa người lao động sang làm việc tại Ma-lai-xi-a.

Sau sự cố Li-bi khiến hơn 10.000 người lao động Việt Nam phải về nước, Bộ LĐ-TB&XH đã chuyển hướng phát triển và mở rộng khai thác đưa người lao động sang thị trường Ma-lai-xi-a, mục đích là xây dựng thị trường trọng điểm của đề án hỗ trợ các huyện nghèo đi XKLĐ.

 
Lao động Việt Namlàm việc tại Nhà máy điện tử Renesas, bang Penang, Ma-lai-xi-a. (Ảnh do Cục Quản lý lao động ngoài nước cung cấp).

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay người lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xi-a có mức lương cơ bản khoảng 21RM/ngày, cộng với các khoản tiền làm thêm giờ, thu nhập của người lao động đạt khoảng 750RM/tháng (5 triệu Việt Nam đồng/tháng). Đây là mức thu nhập thấp, chưa tạo được hấp dẫn đối với người lao động. Còn theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước: Mặc dù thị trường Ma-lai-xi-a đang khát nhân lực, nhưng người lao động ViệtNamvẫn còn e ngại do thiếu thông tin. Cùng với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng lao động, giữ vững thị trường và bảo đảm môi trường pháp lý cho người lao động tại thị trường này để họ yên tâm làm việc. Hiện nay, phần lớn người lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xi-a đến từ vùng nông thôn, miền núi, trình độ học vấn hạn chế, nên việc chưa tìm hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong các hợp đồng lao động, dẫn đến thua thiệt trong việc giải quyết tranh chấp quyền lợi đã tạo ấn tượng không tốt đối với thị trường Ma-lai-xi-a. Thêm vào đó, do người lao động Việt Nam làm việc rải rác ở hàng trăm doanh nghiệp tại 11 bang của Ma-lai-xi-a, nên rất khó khăn trong công tác quản lý vì thiếu thông tin. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp sau khi đưa người lao động đi làm việc tại Ma-lai-xi-a đã không bố trí đại diện ở địa phương sở tại để quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do vậy, trong một số trường hợp khi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam bị xâm hại, doanh nghiệp không thể bảo vệ họ kịp thời. Những vấn đề trên chính là lời giải cho bài toán tại sao phía Ma-lai-xi-a đang trải thảm đỏ với lao động Việt Nam, nhưng số lượng người đăng ký đi Ma-lai-xi-a vẫn rất ít.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay một số doanh nghiệp vẫn duy trì đưa lao động sang Ma-lai-xi-a, nhưng với số lượng rất ít, chủ yếu làm để giữ thị trường. Chúng tôi cho rằng, để tạo sự hấp dẫn và phát triển thị trường Ma-lai-xi-a, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thông tin thông suốt về hợp tác lao động giữa cơ quan quản lý nhà nước của hai nước, giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Ma-lai-xi-a để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó phải có những chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước về hợp tác xuất khẩu lao động. Đồng thời, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và giám sát chặt chẽ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở Ma-lai-xi-a; tăng cường trách nhiệm của Ban Quản lý lao động và chuyên gia trong việc xử lý các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi cho người lao động; cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động trước khi xuất cảnh./.

Khi mới khai thác thị trường Ma-lai-xi-a (tháng 4-2002), đã có tới 21.240 lao động xuất cảnh sang Ma-lai-xi-a làm việc. Năm 2003, lao động Việt Nam đăng ký sang Ma-lai-xi-a đạt mức kỷ lục 38.227 người. Thế nhưng đến năm 2008, số lượng giảm xuống còn 7.810 người và tiếp tục tuột dốc xuống 2.792 người vào năm 2009. Theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng đăng ký đi XKLĐ sang Ma-lai-xi-a sụt giảm, sẽ tác động không nhỏ đến mục tiêu đưa

                                                                                                                                                                                Lan Hương(Báo QĐND)

LĐ huyện nghèo đi Malaysia làm xây dựng:

 Có thể được vay đến 42 triệu đồng

Bộ LĐTBXH đã có công văn số 3328/LĐTBXH-QLLĐNN gửi Ngân hàng Chính sách xã hội VN về việc đề nghị bổ sung mức trần cho vay đối với LĐ huyện nghèo đi làm việc ở Malaysia.

Cụ thể: LĐ xây dựng có nghề được vay 42.000.000 đồng (mức cũ là 41.475.000 đồng); LĐ xây dựng phổ thông: 38.000.000 đồng (mức cũ 37.720.000 đồng). Theo Cục Quản lý LĐNN, lương cơ bản và thu nhập của LĐ xây dựng tại Malaysia cao hơn các ngành nghề khác, do đó các chi phí LĐ phải nộp gồm tiền dịch vụ, tiền môi giới cũng cao hơn LĐ các nghề khác.    

B.D(Báo lao động)

MẤY NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG MALAYSIA THÁNG 9-2011

Quốc hội Malaysia đã thông qua Luật tiền lương tối thiểu và cho đăng Công báo vào ngày 29 tháng 9 năm 2011. Tuy nhiên, hệ thống mức lương tối thiểu quy định cho các đối tượng, ngành nghề chưa được thông qua. Malaysia đang xem xét việc ban hành Luật về tuổi nghỉ hưu.

1. Quốc hội Malaysia đã thông qua Luật tiền lương tối thiểu và cho đăng Công báo vào ngày 29 tháng 9 năm 2011. Tuy nhiên, hệ thống mức lương tối thiểu quy định cho các đối tượng, ngành nghề chưa được thông qua. Malaysia đang xem xét việc ban hành Luật về tuổi nghỉ hưu. Theo dự thảo, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được kéo dài thêm 5 năm (hiện tuổi nghỉ hưu được quy định là 55 tuổi), người lao động cũng được quyền lựa chọn ở lại làm việc tiếp đến 64 tuổi.  Nếu Luật này được thông qua, Malaysia có thể giữ lại khoảng 500.000 người làm việc tiếp 5 năm và sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài.

2. Theo thông báo của Bộ Nội vụ Malaysia, Giai đoạn 2 của chương trình 6 P (ân xá) bắt đầu từ 15/9. Đây là giai đoạn “hợp pháp hóa” cho người lao động nước ngoài sau khi đã ra đăng ký trình diện. Giai đoạn này được tiến hành theo 3 bước:

+ bước 1 – trước khi hợp pháp hóa, đây là bước người lao động nước ngoài phải hoàn thiện giấy tờ tùy thân và các giấy tờ cần thiết khác (liên hệ với Đại sứ quán của nước mình để được cấp, đổi hộ chiếu, giấy tiếp nhận của chủ sử dụng lao động…);

+ bước 2 – hợp pháp hóa: thực hiện tại các trung tâm hợp pháp hóa gồm nộp hồ sơ, phỏng vấn, nộp thuế “levy”, cấp giấy phép hợp pháp hóa;

+ bước 3 – sau khi hợp pháp hóa: tiến hành các thủ tục bắt buộc khác như kiểm tra sức khỏe, đóng các loại bảo hiểm.. theo quy định đối với lao động nước ngoài làm việc tại Malaysia.

Sau các bước trên, Cục Nhập cư sẽ cấp Giấy phép làm việc tạm thời (Temporary Work Visit Pass). Thời gian kết thúc Giai đoạn 2 chưa được xác định.

3. Số liệu chi tiết công dân nước ngoài cư trú bất hợp pháp ( BHP ) tại Malaysia ra đăng ký theo chương trình 6 P sau khi kết thúc giai đoạn 1, do Bộ Nội vụ Malaysia cung cấp ngày 26/9 như sau:

 

Số TT

Quốc gia

Số lao động BHP

Trong đó Đăng ký ở lại làm việc

01

INĐÔNÊXIA

640.609

442.131

02

BANGLAĐÉT

267.803

245.229

03

NEPAL

33.437

27.123

04

MYANMAR

144.098

110.031

05

ẤN ĐỘ

52.478

42.713

06

VIỆT NAM

13.515

11.013

07

PHILÍPPIN

47.589

21.369

08

PAKISTAN

22.121

17.790

09

CAMPUCHIA

24.780

11.960

10

THÁI LAN

9.455

8.097

11

LÀO

151

125

12

SRI LANCA

5.601

3.631

13

UZBEKÍSTAN

063

021

14

KAZAKHSTAN

021

007

15

TURKHMENISTAN

001

001

16

Các quốc gia khác

41.404

4.194

TỔNG

1.303.126

945.435

                                                          Nguồn : Ban QLLĐVN tại Malaysia

Nguồn tin: Ban QLLĐVN tại Malaysia