Chia sẻ kinh nghiệm về cách định cư ở Nhật

Chính sách giáo dục của Nhật hấp dẫn, cũng là một thị trường lao động vô cùng tiềm năng nên việc nhiều người có nhu cầu định cư ở Nhật là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, làm thủ tục định cư sinh sống dài hạn ở quốc gia này còn khá nhiều khó khăn và khá phức tạp. Cùng tìm hiểu những chia sẻ kinh nghiệm về cách định cư ở Nhật sau đây của chúng tôi ngay nhé.

Xem thêm:

1. Hai hình thức có thể định cư lâu dài ở Nhật Bản

Để định cư là sẽ sinh sống dài lâu tại Nhật Bản thì chính phủ Nhật sẽ xét duyệt hồ sơ visa của bạn vô cùng kỹ lưỡng, phức tạp và khó khăn.

Có 2 cách định cư ở Nhật đó là: xin vĩnh trú hoặc nhập quốc tịch.

1.1. Visa Vĩnh trú

Cách định cư ở Nhật theo diện Visa vĩnh trú
Cách định cư ở Nhật theo diện Visa vĩnh trú

Visa vĩnh trú là loại visa mà chính phủ Nhật Bản cấp cho lao động người nước ngoài để họ có quyền lưu trú, sinh sống ở Nhật trọn đời mà không bị giới hạn các điều kiện về lao động, cũng như không cần phải xin gia hạn định kỳ 1-3-5 năm như các loại visa thông thường nữa.

Khi có trong tay visa vĩnh trú bạn sẽ được ra vào nước Nhật một cách tự do. Bạn sẽ được hưởng mọi quyền lợi như một công dân Nhật bình thường, ngoại trừ việc không được tham gia bầu cử. Đây là một cách định cư ở Nhật mà các lao động nước ngoài thường làm.

1.2. Quốc tịch

Cách định cư ở Nhật theo diện nhập quốc tịch
Cách định cư ở Nhật theo diện nhập quốc tịch

Vì Nhật Bản là quốc gia chỉ chấp nhận công dân có một quốc tịch duy nhất, vì vậy nếu muốn nhập quốc tịch Nhật Bản bạn sẽ cần phải bỏ quốc tịch Việt Nam. Cách định cư ở Nhật này được khá nhiều lao động Việt chọn làm mục tiêu của mình khi xuất khẩu lao động sang Nhật.

Khi nhập quốc tịch Nhật rồi thì bạn sẽ là công dân Nhật, mang hộ chiếu Nhật và tên Nhật. Và khi trở về Việt Nam bạn cần làm thủ tục xin visa Việt Nam với tư cách là người Nhật.

Thực chất hai hình thức này không khác nhau mấy về quyền lợi như vay ngân hàng để mua nhà, thành lập công ty, làm người bảo lãnh v.v… Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản là Vĩnh trú vẫn là người nước ngoài, còn nhập Quốc tịch rồi thì sẽ là công dân Nhật.

2. Điều kiện định cư tại Nhật

Cách định cư tại Nhật năm 2019
Cách định cư tại Nhật năm 2019

2.1. Điều kiện xin visa vĩnh trú

2.1.1. Yếu tố hành vi lương thiện

Các hành vi mà người đăng ký đã từng làm đều phải đảm bảo tính lương thiện. Tôn trọng pháp luật, trong cuộc sống thường nhật là một người dân có một cuộc sống không gây vướng bận cho xã hội.

2.1.2. Độc lập về kinh tế

Phải có tài sản hoặc có năng lực đủ để đảm bảo sự độc lập về kinh tế. Việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày không trở thành gánh nặng cho công quỹ của nhà nước. Công việc, thu nhập, tài sản hiện có, có thể đảm bảo cho cuộc sống ổn định tại Nhật trong tương lai.

2.1.3. Lợi ích quốc gia

Việc người đó lưu trú tại Nhật phù hợp với các lợi ích của nước Nhật. Bao gồm:

  • Người đăng ký cần lưu trú tại Nhật liên tục trong khoảng thời gian ít nhất là 10 năm, trong đó có ít nhất 5 năm lưu trú dưới visa lao động.
  • Ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt quy định cụ thể thì thời gian lưu trú cần thiết sẽ được rút ngắn lại như: Nếu bạn có vợ hoặc chồng có quốc tịch Nhật (hoặc có vĩnh trú) bạn chỉ cần sống tại Nhật 1 năm và kết hôn từ 3 năm trở lên là có thể làm thủ tục xin quốc tịch.
  • Người đăng ký hiện tại không chịu các hình phạt phạt tiền, phạt tù cải tạo nào.
  • Người đăng ký cần phải đóng không chậm trễ và không nợ thuế, bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của mình.
  • Về tư cách lưu trú thì hiện tại phải có “thời hạn lưu trú” dài nhất theo quy định thực thi Luật nhập cảnh. Tức là visa hiện tại của bạn phải có thời hạn dài nhất trong hạn mức cho phép. Ví dụ như visa kỹ sư thì tối thiểu phải có giá trị 3 đến 5 năm. Điều này có nghĩa là bạn phải làm tại Nhật, và gia hạn đúng thời hạn.
  • Người đăng ký phải không có nguy cơ có hại liên quan đến vệ sinh dịch tễ.

2.2. Điều kiện xin nhập quốc tịch

Khá giống với điều kiện xin visa vĩnh trú thì xin nhập quốc tịch cũng cần:

Yếu tố hành vi lương thiện: Người đăng ký phải đảm bảo không phải là đối tượng nào trong các đối tượng sau: Vi phạm pháp luật Nhật bản dẫn tới bị phạt tiền, phạt tù. Là đối tượng bị đang bị giám sát bảo hộ theo pháp luật thanh thiếu niên. Thường xuyên lặp đi lặp lại các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức.

Độc lập về kinh tế: Có thể mưu sinh nhờ tài sản hay kỹ năng của bản thân hay vợ/chồng sống cùng, người thân khác.

Bạn phải lưu trú tại Nhật Bản với thời gian là trên 5 năm liên tục.

Không dưới 20 tuổi và có năng lực hành vi theo pháp luật nước xuất thân (pháp luật nước mẹ trước khi nhập quốc tịch Nhật).

Không có quốc tịch hoặc từ bỏ quốc tịch cũ khi nhận quốc tịch Nhật Bản.

Phải là người chưa từng thực hiện phá hoại chính phủ Nhật Bản bằng bạo lực, lập kế hoạch tham gia các hoạt động chính trị, v.v… chủ trương điều đó, hay đã từng thực hiện những điều đó dưới việc thực thi hiến pháp nước Nhật Bản.

Xem thêm: Điều kiện định cư ở Nhật

3. Luật cư trú tại Nhật cập nhật mới nhất 2019

Luật cư trú tại Nhật cập nhật năm 2019
Luật cư trú tại Nhật cập nhật năm 2019

Do tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, đang ngày càng trầm trọng.

Bởi vậy, Chính phủ buộc phải nới lỏng quy định tiếp nhận lao động nước ngoài, dự định có hiệu lực từ ngày 1/4/2019:

  • Chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành một hệ thống tuyển dụng lao động nhập cư mới cho hơn 10 ngành nghề đang ngày càng thiếu nhân lực ở nước này, như xây dựng, nông nghiệp, chăm sóc bệnh nhân và người già.
  • Theo hệ thống này, lao động nước ngoài biết tiếng Nhật sẽ được cấp thị thực thời hạn 5 năm (nhưng không được mang theo gia đình tới Nhật Bản).
  • Người lao động có kỹ năng hơn và chuyên môn cao có thể được phép gia hạn thị thực, thậm chí có thể cư trú dài hạn. Người lao động thuộc diện này được quyền mang theo người thân tới Nhật Bản.

4. Các bước cần làm để được định cư ở Nhật

Cách định cư ở Nhật - Các bước thực hiện
Cách định cư ở Nhật – Các bước thực hiện

4.1. Xin vĩnh trú

4.1.1. Hồ sơ làm thủ tục xin vĩnh trú

  • Đơn xin cấp vĩnh trú.
  • Thư bảo lãnh.
  • Ảnh thẻ 3×4.
  • Tài liệu chứng minh thu nhập và đóng thuế năm gần nhất.
  • Tài liệu chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cho bạn.
  • Passport hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú.

Trong trường hợp nhờ người khác nộp hồ sơ hộ, cần thêm các giấy tờ sau:

  • Thẻ cư trú.
  • Giấy chứng minh pháp lý do cơ quan, tổ chức, chính phủ cấp

4.1.2. Nơi nộp hồ sơ xin vĩnh trú

Nộp hồ sơ tại Cục quản lý nhập quốc. Cần có người bảo lãnh và nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.

4.1.3. Lệ phí

Nếu có kết quả được cấp Vĩnh trú thì phải bạn phải nộp 8000 yên. Còn nếu hồ sơ không được xét duyệt thì không phải nộp lệ phí.

4.1.4. Thời gian trả kết quả

Từ sau khi nộp đơn chờ 6 – 8 tháng đến 1 năm. Bình thường thì khoảng 6-8 tháng. Có trường hợp đặc biệt thì khoảng 3 – 4 tháng nhưng rất hiếm.

4.2. Xin nhập Quốc tịch.

4.2.1. Hồ sơ cần thiết

  • Đơn xin nhập quốc tịch, tờ động cơ nhập quốc tịch, tờ tuyên thệ, bản lý lịch.
  • Giấy tờ giải thích khái quát cách kiếm sống, giấy tờ giải thích khái quát gia đình thân tộc.
  • Nếu là người kinh doanh: Giấy tờ, bảng biểu tài chính, tờ khai thuế giải thích khái quát nội dung kinh doanh.
  • Nếu là người có chức vụ trong công ty, bản sao đăng ký pháp nhân (giấy chứng nhận mục đăng ký).
  • Nếu là nhân viên công ty, giấy tờ, tờ chứng nhận lương chứng minh việc đang đi làm.
  • Tờ chứng nhận nộp thuế (bản sao).
  • Bản đồ sơ lược lân cận nhà ở, nơi làm việc.
  • Tờ chứng nhận quốc tịch, giấy tờ có thể chứng nhận không có quốc tịch hoặc sẽ mất quốc tịch hiện tại do nhập quốc tịch Nhật Bản.
  • Giấy chứng nhận các mục ghi chép phiếu gốc đăng ký người nước ngoài – Chứng nhận bằng lái xe hơi.
  • Các giấy tờ khác theo chỉ thị thêm từ Cục Pháp vụ.

Có thể cần có một số giấy tờ khác như:

  • Bằng tốt nghiệp.
  • Giấy chứng nhận kỹ năng – Giấy chứng nhận có bằng cấp.
  • Nếu là người kinh doanh: Giấy chứng nhận trong kinh doanh.
  • Chứng nhận số dư tiết kiệm – Chứng nhận chứng khoán – Bản sao đăng ký bất động sản (giấy chứng nhận các mục đăng ký).
  • Các giấy tờ khác theo chỉ thị thêm từ Cục Pháp vụ.

4.2.2. Nơi nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp và bạn không cần phải có người bảo lãnh

4.2.3. Lệ phí

Không mất chi phí khi nhập quốc tịch dù bạn có được xét duyệt hay không

4.2.4. Thời gian chờ kết quả

Sau khi nộp đơn tới lúc có kết quả chính thức là mất khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi, có người mất 2 năm. Nộp đơn được 1-2 tháng thì phía Nhật sẽ gọi tới phỏng vấn. Để phía Nhật đồng ý cho vào quốc tịch thì mất 8-10 tháng nữa, đối với vợ hoặc chồng người Nhật có thể nhanh chóng hơn.

Sau khi phía Nhật đồng ý cho vào quốc tịch thì phải tới Đại sứ quán (ĐSQ) hay Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Thời gian chờ từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu nhận đc quyết định cho thôi quốc tịch thì ra quận/ thành phố gần nơi ở để trả lại Thẻ ngoại kiều/ Thẻ cư trú và làm thủ tục đổi tên tài khoản ngân hàng hay các nơi khác….

5. Du học sinh định cư tại Nhật

Cách định cư ở Nhật cho du học sinh
Cách định cư ở Nhật cho du học sinh

Đối với du học sinh nếu muốn định cư tại Nhật thì dù là hình thức vĩnh trú, hay nhập quốc tịch thì đều cần đủ điều kiện và tuân thủ đúng các bước đã được trình bày ở trên.

Với vĩnh trú thì cần phải sống ở Nhật liên tục trên 10 năm, có Visa đi làm trên 5 năm. Nếu là vợ hoặc chồng của người Nhật, người có Vĩnh Trú, người có Vĩnh Trú Đặc Biệt thì chỉ cần kết hôn trên 3 năm và sống ở Nhật trên 1 năm.

Với nhập quốc tịch thì cần phải sống ở Nhật liên tục trên 5 năm, có Visa đi làm trên 3 năm. Nếu là vợ hoặc chồng của người Nhật, người có Vĩnh Trú, người có Vĩnh Trú Đặc Biệt thì chỉ cần kết hôn trên 3 năm và sống ở Nhật trên 1 năm.

Các điều kiện, hồ sơ, cách làm đều không có sự khác biệt.

Xem thêm: Du học và định cư ở Nhật

6. Thực tập sinh định cư tại Nhật

Cách định cư ở Nhật cho thực tập sinh
Cách định cư ở Nhật cho thực tập sinh

Đối với trường hợp thực tập sinh thì việc định cư tại Nhật khá khó khăn. Bởi mục đích của chương trình đào tạo kỹ thuật là để chuyển giao kỹ thuật của Nhật Bản cho các nước khác. Điều đó có nghĩa là thực tập sinh phải rời khỏi Nhật Bản sau khi hoàn thành chương trình thực tập 5 năm.

Đồng thời về nguyên tắc, Nhật Bản không cấp phép thường trú cho người lao động không có tay nghề (bao gồm các thực tập sinh), vì thế sau khi hoàn thành chương trình thực tập 5 năm, thực tập sinh buộc phải về nước.

Lúc này nếu muốn tiếp tục sang Nhật làm việc thì bạn cần xin visa lao động mới, và cần sinh sống Nhật liên tục 10 năm tiếp theo mới có khả năng xin được Vĩnh trú. Bởi với điều kiện lưu trú của thực tập sinh chỉ tối đa 5 năm nên bạn sẽ không thể đủ điều kiện để trở thành thường trú nhân ngay cả khi tổng thời gian lưu trú (bao gồm 5 năm thực tập sinh) đã lên đến 10 năm.

Có thể nói hình thức thực tập sinh khá khó khăn và mất nhiều thời gian để có thể định cư lâu dài tại Nhật, bạn nên cân nhắc kỹ hơn và tìm những cách định cư ở Nhật khác phù hợp cho mình.

7. Kỹ sư định cư tại Nhật

Cách định cư ở Nhật cho kỹ sư
Cách định cư ở Nhật cho kỹ sư

Thực tế, thời gian để xin cấp vĩnh trú tại Nhật là 10 năm liên tục sống và làm việc tại Nhật. Tuy nhiên, đối với lao động kỹ sư, được gọi là “nhân lực chất lượng cao” thì khoảng thời gian sẽ được rút ngắn thành 3 năm sống và làm việc tại Nhật. Thậm chí, đối với “nhân lực chất lượng cao đặc biệt”, thời gian để xin vĩnh trú được rút chỉ còn 1 năm.

Đây là mức thời gian ngắn nhất trên thế giới đối với một người nước ngoài muốn xin vĩnh trú ở một quốc gia. Đây là động thái mà Nhật Bản đưa ra nhằm mục đích thu hút các nhân tài, bổ sung cho nguồn lực lao động đang rất thiếu hụt của mình.

“Nhân lực chất lượng cao” của Nhật Bản được phân loại qua các tiêu chí: trình độ học vấn, tuổi tác, thu nhập hằng năm, trình độ tiếng Nhật, lý lịch làm việc trong những năm đã sống và một số tiêu chí khác.

Trên đây là nội dung những điều bạn cần biết khi muốn định cư lâu dài tại Nhật. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các thông tin về định cư Nhật Bản vui lòng liên hệ 0243 540 1286/ 0912 171 090 để nhận được sự giải đáp kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)