Lao động VN bị ngược đãi.Ba lan sẽ quyết làm rõ

      Báo chí Ba Lan đưa tin, một nhóm người Việt Nam đã chạy trốn khỏi xưởng may của một người Ba Lan bằng cách buộc dây vào cửa sổ để trèo từ tầng 2 xuống đất, nhằm thoát khỏi sự ngược đãi.

Theo tờ Gazeta Wyborcza phiên bản tiếng Ba Lan, và tờ báo mạng Expert Advisor, những lao động Việt Nam này tố cáo đã bị ngược đãi, ép làm việc quá sức, bị bỏ đói và dọa trục xuất.

Chủ xưởng may lậu này là ôngMaciej Polakowski. Xưởng của ông Polakowski chuyên may quần áo để cung cấp cho một hệ thống cửa hàng thuộc EU. Những người Việt này đến Ba Lan trong 4 đợt tháng 10 – 11 năm 2011 và tháng 2-3 năm 2012.( 2 trong số 14 người đã may mắn trốn thoát)

       Theo báo Wyborcza thì ông Maciej Polakowski đã trực tiếp bay sang Việt Nam để tuyển công nhân. Ông Maciej đã chọn và đưa sang Ba Lan 12 phụ nữ và 3 người đàn ông, một người sau đó đã trốn mất. Họ bị thu hộ chiếu, bị cách ly với thế giới bên ngoài và luôn sống trong lo sợ bị trục xuất.

Trong các ngày lễ, khi công nhân bản xứ được nghỉ ngơi thì người Việt vẫn bị ép buộc làm việc. Trong cả ngày làm việc 13 giờ, công nhân chỉ có 1 giờ giải lao để nấu nướng và ăn vội vàng vài miếng cơm rang. Làm việc khổ sở như thế song mỗi tháng người Việt chỉ lĩnh được khoảng 600 zloty (chưa tới 200USD).

Một nữ công nhân tố giác, cô phải liên tục làm việc dù bị băng huyết. Một cô gái khác thì bị ép uống rượu mạnh để có sức làm việc khi cô gục trước chiếc máy khâu. Người chạy trốn đầu tiên là H, 24 tuổi.

Theo lời cô H, để đi được, bố mẹ cô đã phải đặt cọc ngôi nhà để vay số tiền 7.000USD nộp cho chủ môi giới. Ngôi nhà này có nguy cơ bị mất nếu cô H không kiếm được việc làm ra tiền để gửi về trả nợ vốn và lãi suất cao. Nhờ sự giúp đỡ của một số người Việt và người Ba Lan tại Bydgoszcz, cô đã đến được trụ sở Quỹ La Strada (Quỹ chống buôn người và nô lệ) và nhận được giúp đỡ của Quỹ.

Công tố tỉnh Bydgoszcz sau khi thu thập lời khai của các nhân chứng đã thừa nhận phần nào các cáo buộc là có cơ sở thực tế. Những người lao động Việt Nam đang được chăm sóc y tế và thuộc sự quản lý của Bộ Nội vụ và Hành chính. Những người Việt này nhận được quyền cư trú 3 tháng tại Ba Lan và nếu họ muốn trở về, Nhà nước Ba Lan và Quỹ chống buôn người sẽ trợ giúp họ về tài chính.

Rate this post