Tuyển XKLĐ Nhật Bản đơn hàng cơ khí, nông nghiệp

I) GIA CÔNG CƠ KHÍ:

Nội dung công việc : gia công cơ khí, tiện NC
Số lượng yêu cầu : 06 ứng viên Nữ
?? ?Lương cơ bản : ~ 28.000.000 VND (chưa tính làm thêm)
Yêu cầu : Độ tuổi 20 ~ 30 ;
+ Chiều cao 1m55 trở lên
+ Tốt nghiệp cấp 3 trở lên;
+ Không bị viêm gan B,C, HIV;
+ Không có hình xăm, tóc ngắn
Ưu tiên có kinh nghiệm.
Thời hạn làm việc : 3 năm
Nơi làm việc : Tỉnh Osaka
Hết hạn nhận hồ sơ : 25/3/2017
Phỏng vấn skype dự kiến: 4/4/2017
Phỏng vấn trực tiếp : 10/4/2017

II) CHẾ BIẾN THỨC ĂN VẬT NUÔI:

Nội dung công việc : sản xuất và đóng gói thức ăn vật nuôi
Số lượng yêu cầu : 12 ứng viên Nữ
?? ?Lương cơ bản : ~ 28.000.000 VND (chưa tính làm thêm)
Yêu cầu : Độ tuổi 20 ~ 35 ;
+ Chiều cao 1m55 trở lên
+ Tốt nghiệp cấp 3 trở lên;
+ Không bị viêm gan B,C, HIV;
+ Không có hình xăm, thị lực tốt không mù màu
Ưu tiên có kinh nghiệm.
Thời hạn làm việc : 1 năm
Nơi làm việc : Tỉnh Tottori
Hết hạn nhận hồ sơ : 25/3/2017
Phỏng vấn skype dự kiến: 4/4/2017
Phỏng vấn trực tiếp : 17/4/2017

III) CHẾ BIẾN NÔNG SẢN:

Nội dung công việc : sản xuất và chế biến nông sản
Số lượng yêu cầu : 09 ứng viên Nam
?? ?Lương cơ bản : ~ 28.000.000 VND (chưa tính làm thêm)
Yêu cầu : Độ tuổi 18 ~ 35 ; Đã kết hôn
+ Chiều cao 1m67 trở lên
+ Tốt nghiệp cấp 3 trở lên;
+ Không bị viêm gan B,C, HIV;
+ Không có hình xăm,
Thời hạn làm việc : 3 năm
Nơi làm việc : Tỉnh Ibaraki
Hết hạn nhận hồ sơ : 25/3/2017
Phỏng vấn skype dự kiến: 4/4/2017
Phỏng vấn trực tiếp : 14/4/2017

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

Tại Hà Nội:
Mr Toàn  0912 171090           – email: Ldtoan1977@gmail.com
Mr Cường 0967 838802         – email: cuongdangcao1876@gmail.com

Tel: 043 5401286
Địa chỉ văn phòng công ty:
Số 5, ngõ 292  Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tại Yên Bái:
Mrs Trang: 0964 822802  (Km5, gần khách sạn Hồng Nhung 2)
Hoặc đăng ký trực tiếp tại website: hoptacquocte.com

Người lao động Việt thu nhập bao nhiêu khi làm việc tại Hàn Quốc?

Mức lương cơ bản khi làm việc tại Hàn Quốc là bao nhiêu và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Người lao động được thực nhận bao nhiêu tiền? Lương làm thêm giờ được tính như thế nào? Đó là những câu hỏi mà nhiều lao động mong muốn đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc rất quan tâm.

Người lao động Việt thu nhập bao nhiêu khi làm việc tại Hàn Quốc? ảnh 1

Mức lương cơ bản

Hiện tại mức lương cơ bản mà các doanh nghiệp Hàn Quốc trả cho các lao động nước ngoài tối thiểu là 1.300.000 – 1.600.000 won/tháng, tương đương 27 – 30 triệu đồng. Thời gian làm việc của người lao động là 5 ngày/tuần, 8 tiếng/ngày.

Mức lương của người lao động Việt Nam nhận được còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Ngành nghề: những ngành yêu cầu có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn thì sẽ có mức lương cao hơn mặt bằng chung (Điện, điện tử, Cơ khí…)
  • Tính chất công việc: những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ có mức lương cao hơn (Hàn, đúc, giàn giáo…)
  • Khu vực làm việc: người lao động làm việc ở khu vực ngoại ô, vùng nông thôn sẽ nhận mức lương thấp hơn khi làm việc ở thành phố.
  • Bậc lương của doanh nghiệp: mỗi một doanh nghiệp có một bậc lương khác nhau và người lao động sẽ được nhận lương theo quy định bậc lương của doanh nghiệp đó.

Thống kê mức thu nhập cơ bản lao động các ngành (Chưa tính làm thêm)

Ngành nghề Thu nhập (Triệu VNĐ/tháng)
Cao su, nhựa 30 – 35
Luyện kim, kim loại 30 – 35
Cơ khí, máy móc 30 – 40
Dệt, may mặc 25 – 30
Điện và điện tử 30 – 37
Giấy và gỗ 25 – 35
Hóa học và sản phẩm hóa học 28 – 36
Thực phẩm 27 – 32
Trồng trọt 25 – 30
Chăn nuôi 27 – 32
Xây, giàn giáo… 30 – 35
Nuôi trồng,
Đánh bắt thủy sản
30 – 35

Lương thực nhận

Mức lương thực nhận của người lao động sẽ ít hơn mức lương cơ bản vì phải trừ đi các khoản như: thuế, bảo hiểm, phí sinh hoạt nội trú. Như vậy thì lương thực nhận tối thiểu của người lao động sẽ dao động trong khoảng 800.000 – 1.000.000 won/tháng, tương đương với 20 – 23 triệu đồng. Lao động làm việc trong những ngành như cơ khí, máy móc, điện, điện tử thường được nhận mức lương khá cao, khoảng từ 30 – 40 triệu đồng/tháng.

Người lao động Việt thu nhập bao nhiêu khi làm việc tại Hàn Quốc? ảnh 2

Lương làm thêm giờ

Mức lương làm thêm giờ của người lao động sẽ được tính 150% lương cơ bản. Nếu như tối thiểu mỗi giờ làm việc bình thường là 6.470 won thì lương làm thêm giờ là 9.705 won/giờ). Nếu lao động làm thêm vào ngày nghỉ (tối đa 5 tiếng/ngày) thì lương mỗi giờ làm việc cũng được tính 150%.

(Theo Ms.Công nhân – Nguồn Vieclamhanquoc.vn)

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Mọi thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Cảnh giác với môi giới đưa người đi du lịch, xuất khẩu lao động

(PLO) – Phản ánh tới Báo PLVN, anh Trần Xuân Hùng (trú tại khối 3, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Qua quen biết, anh Hùng có quen bà Phùng Diệu Huyền (SN 1979, trú tại phòng 104, tập thể 54 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội) và được bà giới thiệu làm hồ sơ đưa người đi xuất khẩu lao động và du lịch các nước. Vì tin tưởng bà Huyền, anh Hùng đã gửi một số hồ sơ lao động, đi du lịch sang Hàn Quốc cho bà Huyền. 

Cảnh giác với môi giới đưa người đi du lịch, xuất khẩu lao động

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tháng 6/2016, anh Hùng gửi hai bộ hồ sơ đi du lịch Hàn Quốc mang tên Trần Văn Đại và Trần Long cho bà Huyền. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7/2016, anh Hùng đã gửi tổng cộng 4 hồ sơ kèm theo số tiền là hơn 287 triệu đồng cho bà Huyền.

Theo cam kết với anh Hùng, bà Huyền khẳng định đến tháng 7/2016 (chậm nhất ngày 27/7/2016) thì bà sẽ nhanh chóng bố trí cho hai lao động trên xuất cảnh. Tuy nhiên, đến tháng 7/2016, các vị khách du lịch này vẫn chưa được xuất ngoại. Anh Hùng đã nhiều lần gọi điện cho bà Huyền để hỏi về sự chậm trễ này thì bà Huyền chối quanh và hứa hẹn anh Hùng vào nhiều buổi khác.

Đến tháng 8/2016, cũng là đến hẹn cuối xuất cảnh của các lao động, anh Hùng tiếp tục đến gặp trực tiếp bà Huyền và hỏi về nguyên nhân khách hàng vẫn chưa được xuất cảnh. Tuy nhiên, bà Huyền vẫn không có câu trả lời thỏa đáng

“Tôi đã rất nhiều lần gặp trực tiếp cũng như trao đổi qua điện thoại với bà Huyền, yêu cầu bà Huyền hoàn trả lại tất cả hồ sơ và số tiền trước đó của tôi. Tuy nhiên, bà Huyền chỉ trả được hồ sơ của lao động mà không chịu trả lại số tiền mà trước đó tôi đã chuyển cho bà Huyền. Cho đến nay, tổng số tiền mà bà Huyền phải trả cho tôi là hơn 287 triệu đồng”, anh Hùng bức xúc.

Cũng theo anh Hùng, bà Huyền rất nhiều lần hứa hẹn với anh để hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng đi xuất cảnh, nhưng đều không đúng hẹn. Nghi ngờ trước việc làm bà Huyền, anh Hùng có cho nhân viên của mình đến gặp bà Huyền để làm rõ tiến độ xuất cảnh của lao động, lúc này bà Huyền đã thừa nhận về việc sử dụng số tiền không đúng mục đích dẫn đến lao động chưa được xuất cảnh.

Thấy sự việc quá phức tạp, anh Hùng đã viết đơn tố cáo tới Công an quận Long Biên nhưng cơ quan này từ chối xử lý vì lý do bà Huyền đã không còn sinh sống ở đây. Tiếp tục làm đơn gửi tới Công an quận Ba Đình (nơi bà Huyền tạm trú) thì anh Hùng nhận được giấy mời của Công an quận Ba Đình đến để viết bản tường trình. Nhưng sau đó, Công an quận Ba Đình cho rằng, các giao dịch chuyển tiền và làm giấy tờ đều làm ở Hà Tĩnh vì thế Công an quận Ba Đình sẽ gửi Công văn về Công an TP Hà Tĩnh để xem xét điều tra và xử lý.

“Cho đến nay sự việc của tôi vẫn chưa được xử lý, bà Huyền thì không chịu nghe máy điện thoại của tôi. Phía cơ quan chức năng cũng chưa có hồi âm . Tất cả số tiền trên là của khách hàng đã nộp cho tôi để mong muốn đi du lịch và xuất khẩu lao động. Hiện nay, tôi chưa có khoản nào để trả lại khách hàng. Tôi hi vọng các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để tìm lại công bằng cho tôi”, anh Hùng nói.

(Theo Huyền Trang  baophapluat.vn)

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Mọi thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Tuyển kỹ sư đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan

I- TUYỂN ĐƠN KỸ SƯ SANG NHẬT BẢN LÀM VIỆC 
⇒ Nội dung công việc : Vận hành máy tiện NC
♦ Số lượng yêu cầu : 3 ứng viên Nam
♣ Lương cơ bản : ~ 40 .000.000 VND (chưa tính làm thêm)
♠ Yêu cầu : Độ tuổi 22 ~ 30; Không bị viêm gan B,C, HIV; Không có hình xăm; Có kinh nghiệm sử dụng máy tính, phần mềm CAD/CAM, kinh nghiệm vận hành các loại máy cơ khí.
♦ Đối tượng: Sinh viên tốt nghiệp khoa cơ khí của các trường đại học Bách Khoa, ĐH Công nghiệp,…
♦ Thời hạn làm việc : 3 năm (có gia hạn)
♦ Nơi làm việc : Thành Phố OSAKA
♦ Hết hạn nhận hồ sơ : 4/3/2017
♦ Phỏng vấn trực tiếp : 7/3/2017
===============
II – TUYỂN KỸ SƯ SANG ĐÀI LOAN LÀM VIỆC
♦ Số lượng kỹ sư cần tuyển: 20 người
♦ Giới tính : Nam.
♦ Không yêu cầu chiều cao, cân nặng. Tuổi dưới 40
♦ Yêu cầu TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
♦ Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm làm về hàn xì, điện nước, xây dựng. Nếu không có kinh nghiệm, chủ đồng ý đào tạo lại từ đầu.
♦ Thông tin công việc cụ thể:
♠ Kỹ sư là dạng chuyên viên cổ trắng, có trình độ và thủ tục làm giấy tờ phức tạp . thời gian làm giấy tờ từ 2-3 tháng .
♠ Sau khi nhập cảnh sang Đài Loan, không cần phải cố định ở một địa điểm như các lao động phổ thông khác mà sẽ di chuyển được nhiều khu vực .
♥ Sau 5 năm làm việc tại Đài Loan, có thể xin tư cách lưu trú tại nước này
♣ Lương : 28.000.000 đồng/ tháng ( ngày làm 8 tiếng , 1 tháng làm 26 công) . Ngoài thời gian nay được tính tăng ca theo tỷ lệ 1.33 và 1.66 ( 2 tiếng đầu 185.000 đông / 1 tiếng, từ tiếng thứ 3 trở đi 231.000 đồng/ 1 tiếng)
♦ Công việc chủ yếu của kỹ sư là làm tại các công trường.
♠ Miễn học phí 100 %
=======================
Liên hệ: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế Việt nam – VINAEXIMCO.,JSC
Địa chỉ: Số 05 – Ngõ 292 Đường Kim Giang – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 043.5401.286 – 0912.171.090 – 0974673293

Lao động Việt ở Đài Loan: Từ làm thuê vươn lên làm chủ

LTS: Khác với các lao động nam, nhiều lao động nữ sau khi chịu vất vả, trải qua không ít nghề nghiệp, đã tự vươn lên tìm kiếm con đường lập nghiệp riêng ở Đài Loan.

Tiệm mì Toàn Dân của hai chị em Mai - Loan  /// Ảnh: Lucy Nguyễn

Tiệm mì Toàn Dân của hai chị em Mai – Loan (ẢNH: LUCY NGUYỄN)

Bước vào tiệm mì bò Toàn Dân tại đường Trung Sơn khu Bản Kiều, TP.Tân Bắc (Đài Loan), tôi thấy hai bà chủ khá trẻ là Loan và Mai (người gốc Hải Phòng, VN) đang nhiệt tình chào mời khách bằng tiếng Hoa.
Phụ việc rồi sang lại quán
Khi biết tôi là người Việt, hai chị em mừng rỡ nói chuyện bằng tiếng Việt lơ lớ xen lẫn tiếng Hoa. Vừa thoăn thoắt múc mì lấy thịt, chan nước lèo, chị Loan (27 tuổi) cho biết mới sinh con thứ hai nhưng ở nhà buồn và sốt ruột công việc kinh doanh nên ở cữ chưa lâu đã quay lại làm ngay.
Chồng chị là một lái xe tải đường dài cũng rất ủng hộ vợ tự đứng ra mở tiệm ăn này. Sau 6 năm tự kinh doanh, tiệm đã khá đông khách quen với giá bán khá mềm. Jerry Trần, người Đài Loan và là một khách quen của tiệm, cho biết rất thích ăn mì bò ở tiệm này tới mức phải đi ăn hằng tuần. “Họ nấu rất hợp khẩu vị người Đài chúng tôi, lại rất biết tâm lý khách hàng, biết chào hàng, trò chuyện vui vẻ. Nếu tuần nào bận, không đến ăn được sẽ cảm thấy thiêu thiếu”, anh cho biết.
Trước đây, Loan cũng là người lao động đi làm thuê tại chính tiệm mì này nhiều năm. Với niềm yêu thích nấu ăn, cô chú ý quan sát chủ, tự ghi nhớ cách nấu nướng và sau dần được chủ tiệm quý mến, kèm cặp và dạy đúng cách nấu món mì bò truyền thống của người Đài Loan. Sau khi chủ tiệm có chuyện riêng không muốn kinh doanh nữa, cô đã xin sang lại tiệm ăn và tự kinh doanh với chị gái, dần dà còn thuê thêm một phụ nữ Đài Loan phụ việc.
Chị Mai (33 tuổi, nay là bà mẹ 3 con) cho biết tiền thuê mặt bằng tiệm mất 100.000 Đài tệ/tháng (70 triệu đồng). Trừ các chi phí thuê mặt bằng, trả tiền nhân công và vốn bán hàng, hai chị em cũng đủ tiền sinh hoạt gia đình và dư dả một chút để dành. Thấy tiệm ăn đông khách, hai chị em còn vận động cả cô em út sang Đài Loan vài tháng giúp trông hộ tiệm.
Số tiệm ăn do người Việt mở tại Đài Loan ngày càng đông, nhưng phần lớn là nấu đồ VN để phục vụ đồng hương, chỉ có số ít nấu món ăn Đài Loan đúng kiểu. Tiền thuê mặt bằng mở tiệm trung bình từ 100.000 – 500.000 Đài tệ/tháng (70 – 350 triệu đồng). Nếu lang thang ở các khu như Đào Viên, Tân Bắc, khu gần ký túc xá người lao động Việt sống sẽ thấy thêm nhiều tiệm tạp hóa, bán đủ đồ tiêu dùng VN từ gói mì Hảo Hảo cho đến cà phê G7. Phần lớn các chủ tiệm này đều do các cô dâu Việt đứng ra mở.
Vừa đi làm, vừa mở tiệm xăm
Nina, một cô gái Hà Nội, sang Đài Loan từ năm 2009. Sau 4 năm rưỡi học ngành văn hóa tại đại học ở Đài Bắc, cô vừa đi làm quản lý dịch vụ tại một công ty Đài Loan, vừa mở tiệm xăm Nina Tattoo tại đường Trùng Dương, Q.Tam Trùng, TP.Tân Bắc.
Vốn yêu thích nghề xăm hình nghệ thuật và từng có kinh nghiệm do đã học nghề từ một thợ xăm người Hàn Quốc tại VN, Nina tự sắm một hộp đồ nghề xăm, đi xăm dạo trong cộng đồng người Việt tại Đài Loan suốt 4 năm trước khi mở tiệm. Bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư, Nina giờ đây thỏa ước mơ làm bà chủ tiệm xăm. Hằng ngày cô làm việc 4 tiếng với cương vị quản lý dịch vụ cho công ty Đài Loan, nửa ngày còn lại, cô bận rộn xăm hình nghệ thuật cho khách. Việc mất trung bình 5 – 6 giờ để hoàn tất một hình xăm là chuyện rất bình thường nên đòi hỏi phải yêu nghề lắm để đeo đuổi.
Nina cho biết trừ mọi chi phí cho tiệm, cô khá hài lòng với thu nhập hiện tại của mình. Cô còn thu nhận tới 4 “đồ đệ” (3 người Việt, 1 người Đài Loan) theo học nghề. Đến nay, cả 4 “đồ đệ” đều có thể tự làm nghề thành thạo. Nina còn “bật mí” cô đang mong ước mở thêm tiệm karaoke ở Đài Loan và mong có người làm chung.
Bà chủ công ty có 50 nhân viên
Chị Nguyễn Phương Lan (41 tuổi, quê Thái Nguyên, VN), sinh sống tại Đài Loan suốt 18 năm qua. Xuất thân từ một nhân viên công ty, chị Lan tích cóp số vốn liếng ít ỏi, mở tiệm tạp hóa bán đồ Việt vài năm. Dần dà, chị đủ vốn để mở công ty du lịch di dân Đông Nam Á, hoạt động được 11 năm với số nhân viên chính thức lên tới trên 50 người kể cả ở Đài Loan và VN.
Chị Nguyễn Thanh Hoa (Hà Nội) sau khi du học tại Vân Lâm (Đài Loan) từ năm 2005, đã ở lại định cư tại đây và trải qua với nhiều nghề như làm truyền thông tại đài truyền hình, dạy học tiếng Việt tại các trường học… Chị đã cùng vài người bạn mở một tiệm ăn Hotnut tại đường Tân Sinh Nam lộ, khu Đại An (Đài Bắc) giới thiệu ẩm thực VN mang hương vị miền Bắc cùng nhiều đồ ăn Thái Lan, Malaysia…

(Nguồn: theo Lucy Nguyễn)

Lời kết: 

Việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động là bước ngoặt quan trọng trong việc lựa chọn công việc của mỗi người lao động Việt. Vì vậy, trước khi lựa chọn, mỗi cá nhân cần cân nhắc kĩ càng, tìm hiểu thông tin các đơn hàng qua; các đơn vị về dịch vụ xuất khẩu lao động, các bài viết tin tức xuất khẩu lao động trên báo đài. Quan trọng là chọn các doanh nghiệp uy tín để chọn mặt – gửi vàng, tránh mất tiền oan mà không được đi hoặc các đơn hàng không tốt.

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Mọi thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Thỏa thuận hợp tác về phái cử, tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang thực tập tại tỉnh Gunma, Nhật Bản

Ngày 16/2/2017, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Chính quyền tỉnh Gunma, Nhật Bản đã ký kết Thỏa thuận về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phái cử, tiếp nhận kỹ thuật viên, kỹ sư và thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập và làm việc tại tỉnh Gunma, Nhật Bản.

Hiện nay, có khoảng trên 5.000 công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Gunma, trong đó có trên 2.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại các cơ sở tiếp nhận trong tỉnh.

Tại lễ ký kết, thống đốc tỉnh Gunma đánh giá cao sự cần cù, chăm chỉ, thân thiện và những đóng góp của công dân Việt Nam nói chung và thực tập sinh Việt Nam nói riêng đối với sự phát triển của tỉnh. Ngài thống đốc cũng khẳng định tỉnh Gunma là tỉnh phát triển về công nghiệp và có nhiều điều kiện thuận lợi trong các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ và du lịch. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam để ngày càng nhiều thanh niên Việt Nam tới học tập và làm việc tại địa phương này.

Về phía Việt Nam, ông Doãn Mẫu Diệp – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nguồn nhân lực. Thứ trưởng cho biết, thực tập sinh Việt Nam sau khi về nước đã tích lũy được kỹ năng, kinh nghiệm, phong cách làm việc và cả tài chính nên đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhiều thực tập sinh sau khi về nước đã có việc làm với thu nhập tốt tại các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Một số khác trở thành giáo viên tiếng Nhật và đặc biệt có những người sau khi trở về đã thành lập các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Ngài thống đốc tỉnh Gunma đều hy vọng rằng, với việc ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phái cử, tiếp nhận kỹ thuật viên, kỹ sư và thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập và làm việc tại tỉnh Gunma, Nhật Bản, sẽ có ngày càng nhiều thanh niên Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản nói chung và tỉnh Gunma nói riêng, góp phần vào sự phát triển của Nhật Bản cũng như Việt Nam.

(Nguồn: theo www.dolab.gov.vn)

Lời kết: 

Việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động là bước ngoặt quan trọng trong việc lựa chọn công việc của mỗi người lao động Việt. Vì vậy, trước khi lựa chọn, mỗi cá nhân cần cân nhắc kĩ càng, tìm hiểu thông tin các đơn hàng qua; các đơn vị về dịch vụ xuất khẩu lao động, các bài viết tin tức xuất khẩu lao động trên báo đài. Quan trọng là chọn các doanh nghiệp uy tín để chọn mặt – gửi vàng, tránh mất tiền oan mà không được đi hoặc các đơn hàng không tốt.

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Mọi thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Hậu xuất khẩu lao động: Về quê có nghề, tự tin làm chủ

Với nỗ lực khẳng định năng lực bản thân, nhiều lao động sau khi làm việc từ Nhật trở về nước được chính các công ty Nhật tin tưởng giao những vị trí chủ chốt trong công ty.

Có khát vọng sẽ thành công

Hai anh em Nguyễn Ngọc Trung và Nguyễn Ngọc Hiếu (quê Thanh Hóa, từ lao động xuất khẩu đã trở thành giám đốc của hai công ty Nhật Bản ở Củ Chi (TP.HCM).

hau xuat khau lao dong: ve que co nghe, tu tin lam chu hinh anh 1

Nguyễn Ngọc Trung – Giám đốc Công ty liên doanh sản xuất linh kiện chính xác O.N.P (phải)  hướng dẫn và kiểm tra mọi hoạt động của nhà máy.  Ảnh: Hồ Văn

Năm 2002, Nguyễn Ngọc Trung tốt nghiệp khoa cơ khí chế tạo máy Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Thời điểm đó theo Trung, anh có thể kiếm được việc làm ổn định tại TP.HCM. “Nhưng tôi muốn đi Nhật học hỏi thêm kỹ năng, kiếm nhiều tiền để về quê lập nghiệp. Vì vậy, tôi quyết định đăng ký đi Nhật làm việc” -Trung cho biết.

Ba năm ở Nhật làm việc, Trung cần mẫn học hỏi kỹ năng, vốn tiếng Nhật để tích lũy kinh nghiệm với mục đích về Việt Nam lập nghiệp. Nhận thấy cậu học trò cần cù, chịu khó học hỏi vị giám đốc nơi Trung làm việc tại Nhật đã “chấm” Trung cho kế hoạch đầu tư về Việt Nam của mình.

“Ông ấy yêu cầu tôi lau máy 6 tháng, mài dao 6 tháng… cho đến năm cuối hợp đồng mới cho tôi học nghề và truyền hết những gì ông ấy biết cho tôi. Ban đầu tôi không biết mình bị thử thách, cứ chăm chỉ làm việc. Cuối năm, ông ấy gọi tôi lên yêu cầu về Việt Nam tìm đất, làm các thủ tục để đầu tư công ty về Việt Nam tôi mới biết mình “nằm” trong kế hoạch dài hơi của ông ấy” – Trung nhớ lại. Hiện nay, Trung đang là giám đốc Công ty liên doanh Sản xuất linh kiện chính xác O.N.P ở Củ Chi, TP.HCM.

Nối gót anh trai Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Ngọc Hiếu cũng sang Nhật Bản lao động vào năm 2006. Hiếu vừa làm việc tại Công ty Tsukara vừa chăm lo học hỏi kỹ năng và trau dồi tiếng Nhật. Hợp đồng 3 năm kết thúc, Hiếu được giám đốc công ty gọi lên trao cho hai cơ hội: Một là ở lại tiếp tục làm việc cho công ty tại Nhật với lương cao; Hai là trở về Việt Nam giúp công ty làm kế hoạch đầu tư chi nhánh tại Củ Chi. “Tôi cân nhắc kỹ việc này, nhưng nhìn gương anh trai đang thành công ở Việt Nam nên tôi quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp” – Hiếu chia sẻ. Hiện nay, Hiếu đang làm giám đốc cho chi nhánh Công ty Tsukara ở Củ Chi, đồng thời thành lập công ty con chuyên thầu lại dự án của chi nhánh mình làm giám đốc.

hau xuat khau lao dong: ve que co nghe, tu tin lam chu hinh anh 2

Xưởng sản xuất của Công ty liên doanh Sản xuất linh kiện chính xác O.N.P.  Ảnh: H.V

Chia sẻ về thành công này, cả Trung và Hiếu cho biết làm việc với người Nhật thì tính trung thành phải đặt lên hàng đầu, phải cần cù, kiên nhẫn sẽ được đền đáp xứng đáng. “Như anh em tôi, khi về Việt Nam giúp công ty ban đầu cũng chỉ hưởng lương như các công nhân bình thường trong nhà máy. Nhưng dần dần được cân nhắc vị trí cao cũng như mức lương tăng dần theo công việc là do đặt niềm tin vào công việc cũng như tin tưởng vào công ty. Đam mê công việc, sống có trách nhiệm là điều mà người Nhật rất cần ở các lao động như chúng tôi, đương nhiên phải giỏi cả tiếng Nhật” -Trung cho biết.

Hiện nay, ngoài vị trí giám đốc, Trung còn được ông chủ nhà máy “tặng” 20% cổ phần công ty.

Những người khó thay thế

Năm 2015, anh Đỗ Văn Tiên (sinh năm 1975) sang Nhật Bản làm việc tại Công ty Esuhai. Nhờ sự cầu tiến, ham học hỏi nên công ty tại Nhật  đã có ý đào tạo để đưa về làm cho công ty con tại Việt Nam. Năm 2008, anh Tiên về Việt Nam và được công ty phân công làm tổ trưởng tổ Kỹ thuật Công ty Seebest (sản xuất thiết bị y tế, tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương). Hiện anh đã đảm nhiệm vị trí trưởng phòng kỹ thuật kiêm bảo trì với mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng.

Ông Tanoi Junichi – Tổng Giám đốc Công ty Seebest cho biết, anh Tiên là người giỏi chuyên môn, trình độ gần như tương đương với kỹ sư Nhật, có thể làm được mọi thứ trong quy trình sản xuất của công ty. “Là người gần như không ai thay thế được của công ty, không phải vì anh giỏi kỹ thuật mà còn là vì cái tâm, sự nhiệt huyết trong công việc và trên hết là sự trung thành. Muốn thay thế người như anh Tiên chúng tôi phải đào tạo 10 năm nữa mới có” – ông Junichi đánh giá.

Cũng theo ông Junichi, công ty cũng đang sử dụng 6 lao động là những thực tập sinh trở về từ Nhật. “Họ là 6 hạt nhân trong số 50 lao động mà công ty tiếp nhận qua Nhật trở về và được chọn. Đây là nguồn lực chủ chốt cho sự phát triển của công ty” – ông Junichi nói.

Còn tại Công ty sản xuất cân tải trọng xe tải Tanaka (Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Đồng Nai), anh Bùi Văn Quang cũng là một thực tập sinh trở về từ Nhật đã được cân nhắc giữ vị trí trưởng phòng kỹ thuật, người đứng đầu bộ phận chăm sóc khách hàng. Giám đốc Công ty Tanaka – ông Hidetoshi Hasegawa cho biết, Quang là người có trình độ tương đương với kỹ sư Nhật. Thời gian tới, khi công ty đi vào hoạt động ổn định, Quang sẽ là “hạt nhân” được nhắm vào những vị trí chủ chốt của công ty.

Cũng không chịu quay về quê làm ruộng sau khi xuất khẩu lao động, ba cô gái tại Công ty TNHH Tiger Việt Nam (Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã nỗ lực làm việc để có được vị trí quan trọng trong công ty của Nhật tại Việt Nam. Hoàng Thị Liên (sinh năm 1985) làm tổ trưởng tổ trợ lý giám đốc, Nguyễn Thị Cam Tân (sinh năm 1983) làm tổ trưởng tổ xuất nhập khẩu và Nguyễn Thị Mỹ Duyên làm tổ trưởng tổ quản lý chất lượng. Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tiger Việt Nam – ông Nobuyasu Ohashi, cả ba cô gái là những thực tập sinh tại công ty mẹ ở Nhật Bản, khi về Việt Nam được mời vào công ty con làm việc.

“Họ là những người nắm bắt chuyên môn và kỹ thuật khá nhanh, nhất là chuyên môn về tiếng Nhật để có thể cùng chúng tôi làm việc. Tôi tin tưởng rằng ba cô gái này cùng với các thực tập sinh khác sẽ  cùng chúng tôi đưa công ty ngày một tiến lên, phát triển mạnh hơn. Và khi đó, tương lai của họ về vị trí cũng như lương thưởng sẽ được cân nhắc lên cao hơn” – ông Nobuyasu cho biết.

Cũng theo vị Tổng giám đốc này, công ty mẹ ở Nhật Bản liên tục tuyển dụng lao động Việt Nam qua làm việc. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng nhất cho việc mở rộng, đầu tư của công ty vào Việt Nam.

(Nguồn: tác giả Hồ Văn báo Dân Việt)

Lời kết: 

Việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động là bước ngoặt quan trọng trong việc lựa chọn công việc của mỗi người lao động Việt. Vì vậy, trước khi lựa chọn, mỗi cá nhân cần cân nhắc kĩ càng, tìm hiểu thông tin các đơn hàng qua; các đơn vị về dịch vụ xuất khẩu lao động, các bài viết tin tức xuất khẩu lao động trên báo đài. Quan trọng là chọn các doanh nghiệp uy tín để chọn mặt – gửi vàng, tránh mất tiền oan mà không được đi hoặc các đơn hàng không tốt.

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Mọi thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Tan mộng đổi đời

Với cam kết làm việc được trả lương cao, “cò” xuất khẩu lao động đã lừa đảo nhiều người

“Tin lời ông Nguyễn Ngọc Tiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ lao động Khánh An (quận Tân Phú, TP HCM), tôi đã đóng 150 triệu đồng để được đi làm việc ở Nhật Bản. Thế nhưng, sau khi nhận tiền, ông Tiên không thực hiện lời hứa, bỏ trốn cùng số tiền của tôi và nhiều người khác. Gia đình đã khó khăn, nay còn phải gánh thêm khoản nợ từ ngân hàng, bạn bè” – chị Trần Thị Hoa (quê Quảng Ngãi) phản ánh với Báo Người Lao Động.

Nợ nần chồng chất

Theo chị Hoa, đầu năm 2015, chị được biết ông Tiên đang đưa lao động sang Nhật Bản làm việc với chi phí trọn gói là 280 triệu đồng. Sau khi đăng ký đi làm việc ở Nhật Bản, chị được ông Tiên đề nghị vào Bình Dương học tiếng Nhật và đóng tiền cọc 70 triệu đồng.

Học tiếng Nhật được vài tháng, ông Tiên báo với chị Hoa tháng 9-2015 sang Nhật Bản làm việc nhưng đến ngày lên đường, ông Tiên lại báo hồ sơ bị trục trặc, phải đợi một thời gian. Sau đó, ông Tiên tiếp tục hứa rồi khóa máy điện thoại, trốn biệt tăm. Từ đầu năm 2015 đến tháng 9-2015, chị Hoa đã đóng cho ông Tiên tổng cộng 150 triệu đồng.

Sau khi ông Tiên bỏ trốn, chị Hoa trình báo chính quyền địa phương. Tối 25-12-2016, chị Hoa và nhiều người khác tìm được ông Tiên và giao công an xử lý. “Hồ sơ chúng tôi đã gửi đầy đủ cho công an, người cũng dẫn đến công an nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được xử lý. Chúng tôi thắc mắc thì lúc công an trả lời đang điều tra, lúc lại nói không đủ chứng cứ… Chúng tôi rất lo lắng, không biết bao giờ mới lấy lại tiền đã chuyển cho ông Tiên. Tôi đề nghị Công an TP sớm xử lý vụ việc” – chị Hoa nói.

Người lao động trình bày với phóng viên việc bị ông Nguyễn Ngọc Tiên lừa xuất khẩu lao động Ảnh: Bảo Nghi

Người lao động trình bày với phóng viên việc bị ông Nguyễn Ngọc Tiên lừa xuất khẩu lao động Ảnh: Bảo Nghi

Không chỉ những người đi xuất khẩu lao động lần đầu mà một số người đã từng đi làm việc ở Nhật Bản cũng bị ông Tiên lừa. Anh Phan Hồng Nhật (quê Đồng Nai) mới trở về từ Nhật Bản và đã đóng cho ông Tiên hơn 300 triệu đồng để tiếp tục đi làm việc ở nước này. Thế nhưng, ông Tiên lấy lý do hồ sơ bị thất lạc rồi không đưa anh Nhật sang Nhật Bản như đã hứa và cũng không trả lại tiền.

Người bị ông Tiên lừa ít nhất là 150 triệu đồng, nhiều nhất là 340 triệu đồng. Đa số họ phải đi vay nợ để có tiền đóng cho ông Tiên.

Tìm hiểu kỹ thông tin

Luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng sự việc trên rõ ràng có dấu hiệu lừa đảo, đề nghị Công an TP HCM sớm vào cuộc để làm rõ. Theo luật sư Hường, để tránh những rủi ro, khi có nhu cầu xuất khẩu lao động, người dân phải tìm hiểu thật kỹ thị trường lao động đó như: ngôn ngữ, văn hóa, con người, phong tục tập quán, thời tiết, kinh tế, pháp luật, điều kiện lao động… để đánh giá sự phù hợp của thị trường lao động đối với khả năng, đặc điểm của bản thân và có sự chuẩn bị kỹ càng.

Nếu doanh nghiệp (DN) yêu cầu người lao động đặt cọc một khoản tiền trong một thời hạn (thực chất là ký quỹ) để bảo đảm việc giao kết và thực hiện hợp đồng thì khi thực hiện việc ký quỹ, người lao động cần yêu cầu DN dịch vụ tuân thủ những quy định của pháp luật về ký quỹ, đến tận ngân hàng thương mại hoặc trụ sở chính của DN dịch vụ để thực hiện hoạt động này mà không thông qua trung gian để tránh bị lừa đảo.

Giám đốc một công ty xuất khẩu lao động có trụ sở ở quận 1, TP HCM lưu ý thường các đơn vị đưa lao động làm việc ở nước ngoài không thu tiền học viên trước, nếu có thu chỉ là tiền học, tiền ăn và số tiền này không lớn. Để tránh mất tiền, trước khi đăng ký, người dân cần lên trang thông tin của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tìm hiểu xem công ty có giấy phép xuất khẩu lao động, giấy phép đăng ký kinh doanh hay không? Lưu ý, chỉ đóng tiền khi phỏng vấn đậu và không nên đưa tiền ở ngoài trụ sở công ty.

(Nguồn: theo Báo Người Lao Động)

Lưu ý:  Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Chúc các bạn có nhu cầu đi Xuất khẩu lao động có lựa chọn đúng đắn!

Tuyển phiên dịch, lao động công xưởng đi XKLĐ Đài Loan

^660B2115B421933840A870E15A92CDD6D4CDE7C69B5F4758EA^pimgpsh_fullsize_distr

Gần 400 nạn nhân của đường dây lừa đảo đi lao động Hàn quốc

Có tới 3 tiền án, 10 tiền sự tại Hàn Quốc, khi sang Việt Nam, Kim Young Hwan (gọi tắt là Kim, quốc tịch Hàn Quốc, SN 1963), đã lấy vợ, lập công ty rồi cùng các đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra, xác minh, trung tuần tháng 11-2016, Phòng An ninh điều tra, CATP Hà Nội đã có căn cứ khởi tố 5 đối tượng trong đường dây này về các tội danh lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức.

Giám đốc người Hàn Quốc trực tiếp tuyển người

CQĐT làm rõ, mặc dù không có chức năng tuyển người đi lao động xuất khẩu nhưng Kim cùng vợ là Hoàng Thị Cúc (SN 1986) vẫn cam kết đưa người sang Hàn Quốc lao động theo hình thức thương mại, chuyển giao công nghệ để thu tiền nhưng không thực hiện được và cũng không trả lại tiền.

Vụ đầu tiên vợ chồng Kim, Cúc thực hiện vào khoảng giữa tháng 6-2013, có sự tham gia của Giang Vĩnh Thắng (SN 1976), trú ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khi đó, Kim và Cúc tuyển được 5 người, Thắng tuyển được 10 người có nhu cầu đi lao động.

Các đối tượng hứa hẹn sẽ tổ chức cho người lao động sang Hàn Quốc trong 4 năm, làm nghề cơ khí lắp ráp ô tô theo hình thức chuyển giao công nghệ giữa công ty mẹ (tại Hàn Quốc) và công ty con (tại Việt Nam, là Công ty T.N.T), với mức lương từ 1.500 đến 2.000 USD/tháng. Những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động phải nộp khoản tiền từ 6.500 USD đến 10.000 USD/trường hợp.


Các đối tượng trong vụ án

                  Các đối tượng trong vụ án

Trong quá trình tiếp xúc, để lấy oai, Cúc và Kim giới thiệu người lao động với 1 người tên là N.K.Soo, tự giới thiệu là Tổng Giám đốc một công ty tại Hàn Quốc và Chang Key Yong, tự giới thiệu là Tổng Giám đốc Công ty T.N.T, có trụ sở tại Mỹ Đình, Hà Nội.

Sau khi thu được tiền, Cúc và Kim thông qua Chang Key Yong ký hợp đồng lao động để làm giả hồ sơ xác định họ đang làm việc tại Công ty T.N.T. Sau đó, đối tượng Soo gửi thư mời những người này sang Hàn Quốc tham quan, để Chang Key Yong và Kim làm thủ tục đề nghị xin cấp visa thương mại.

Ngày 7-9-2013, Chang Key Yong đưa 5 người sang Hàn Quốc. Tháng 11-2013, đối tượng này tiếp tục đưa 4 người xuất cảnh. Cũng trong tháng 11-2013, Kim đưa 11 người xuất cảnh sang Hàn Quốc và ở cùng với nhóm do Chang Key Yong đưa sang. Những người này được đưa đến nhà máy nhưng chỉ… đứng ở ngoài nhìn vào.

Do mất niềm tin nên 7 trường hợp đã trốn ở lại Hàn Quốc. Một số trường hợp sau đó đã làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của các đối tượng đến Cơ quan ANĐT, Bộ Công an.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tổ chức người khác trốn đi nước ngoài xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Kim về tội danh tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; khởi tố bị can đối với Cúc về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Vụ án tiếp đó được chuyển đến Cơ quan ANĐT CATP Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền.

Bình mới, rượu cũ

Thực hiện hành vi phạm tội, Kim lấy danh nghĩa đại diện của công ty bên Hàn Quốc (bên A) ký hợp đồng liên kết (về việc đưa cán bộ, công nhân viên đi học tập và làm việc tại Hàn Quốc) với Trương Thành Trung, Giám đốc Công ty Dầu khí Hải Phòng (bên B) và Giang Vĩnh Thắng, Giám đốc điều hành Công ty T.N.T, với nội dung: “Kim nhận làm thủ tục đưa 110 người lao động sang Hàn Quốc học tập và chuyển giao công nghệ. Tổng số tiền Trung và Thắng phải nộp là 800.000 USD, chia làm 3 đợt”.

Trung đã nộp cho Kim hơn 84.000 USD; Thắng nộp 10.000 USD đặt cọc, hứa hẹn đến tháng 3-2014 sẽ đưa đi lao động. Sau đó, Trung nộp tiếp hơn 52.000 USD cho Chang. Số tiền này, Chang cũng chuyển cho Kim để làm thủ tục đưa người đi lao động tại Hàn Quốc.

Lúc đầu, các đối tượng lấy danh nghĩa Công ty T.N.T để đi xin visa nhập cảnh vào Hàn Quốc cho người lao động. Nhưng do công ty này đã để 7 người trốn nên phía Hàn Quốc không cấp visa. Vì thế, đầu tháng 2-2014, Kim và Cúc thành lập Công ty CP đầu tư thương mại và phát triển Hoàng Kim (gọi tắt là Công ty Hoàng Kim); Kim là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Cúc là giám đốc công ty, đồng thời cũng là đại diện theo pháp luật để tiếp tục nhận tiền, hồ sơ của người dân.

Với vỏ bọc mới này, Kim và Cúc tiếp tục thông báo việc tuyển dụng người đi lao động tại Hàn Quốc nhưng các đối tượng vẫn không xin được visa. Trong tình huống đó, Kim và Cúc đã tự soạn thảo chương trình đưa học viên sang Hàn Quốc học tập và làm việc theo hình thức tu nghiệp sinh; đồng thời tuyển được 12 môi giới giới thiệu lao động.

Thông qua các chân rết này, Kim và Cúc đã thu 296 hồ sơ cùng hơn 278.000 USD và hơn 4 tỷ đồng. Khi nhận tiền, hồ sơ, Kim và Cúc cam kết với các môi giới sẽ tổ chức cho người lao động xuất cảnh theo hình thức du học nghề như nội dung chúng đã soạn thảo. Về chi phí, Kim và Cúc thông báo sẽ thu từ 8.500 đến 8.800 USD/người, các đầu mối thu thêm bao nhiêu… thì tùy.

Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã làm rõ nhiều thủ đoạn tinh vi của nhóm lừa đảo. Đơn cử như các đối tượng cho người môi giới và lao động xem văn bản đề “Trường Đại học Bách khoa Hàn Quốc”, có chữ ký và con dấu của lãnh đạo nhà trường, với nội dung yêu cầu Công ty Hoàng Kim xin xác nhận của cơ quan chức năng Việt Nam về 102 lao động trúng tuyển để làm visa chuẩn bị nhập học.

Công ty Hoàng Kim đã soạn thảo 2 công văn xin xác nhận nội dung nêu trên, từ đó yêu cầu người lao động nộp phí 600 USD/người. Quá trình xác minh, Cơ quan ANĐT CATP Hà Nội xác định đây là các giấy tờ do các đối tượng tự tạo ra. Đáng chú ý, tại Hàn Quốc không có Trường Đại học Bách Khoa Hàn Quốc.

Trong quá trình điều tra vụ án này, cán bộ Phòng ANĐT CATP Hà Nội đã tiến hành lấy lời khai của gần 400 bị hại. Hầu hết các nạn nhân của các vụ án đều có hoàn cảnh rất khó khăn, nhiều người trong số đó hiện đang là con nợ của một số ngân hàng. Qua đó, Cơ quan ANĐT đã làm rõ hành vi phạm tội của Giang Vĩnh Thắng; Nguyễn Ngọc Đại (SN 1965, trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh); Nguyễn Thị Nhung (SN 1969, trú tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).

Đối tượng Thắng đi làm thủ tục xin visa cho 16 trường hợp có nhu cầu đi lao động xuất khẩu, rồi cùng Trương Thành Trung tiếp tục ký hợp đồng liên kết về việc đưa cán bộ, công nhân viên đi học tập, lao động tại Hàn Quốc với Kim, trên danh nghĩa đại diện toàn quyền của công ty.

Theo đó, Kim có trách nhiệm tiếp nhận và làm thủ tục cho hơn 100 nhân viên (là các lao động do Trung và Thắng tuyển chọn). Đối tượng Thắng tự nhận đang giữ nhiều chức danh, thông báo cho các môi giới để tuyển người đi lao động tại Hàn Quốc dưới dạng chuyển giao công nghệ với mức lương từ 1.500 đến 1.700 USD/tháng, thời gian lao động từ 4-5 năm, làm công việc lắp ráp điện tử tại Công ty Huyndai Hàn Quốc, tổng chi phí 12.000 USD, trong 2-3 tháng được xuất cảnh. Từ ngày 20-2-2014 đến ngày 21-10-2014, Thắng nộp cho Công ty Hoàng Kim tổng cộng 102.144 USD của lao động thông qua 2 môi giới. Ngoài ra, từ tháng 8-2015 đến năm 2016, Thắng còn tiếp tục lừa đảo 19 người khác.

Tương tự vậy, Nguyễn Ngọc Đại mặc dù không có chức năng đưa người đi lao động tại Hàn Quốc nhưng vẫn đứng ra thỏa thuận và cam kết với người dân đi xuất khẩu lao động với mức lương 1.500 đến 1.700 USD/tháng, thời gian lao động từ 4-5 năm… Đại đã thu hồ sơ cùng hơn 1 tỷ đồng và hơn 55.000 USD của nhiều người lao động.

Đối với trường hợp của Nguyễn Thị Nhung, CQĐT xác định đối tượng tuyển được 9 lao động và thu gần 1 tỷ đồng. Sau đó, Nhung chỉ nộp gần 550 triệu đồng cho Công ty Hoàng Kim và 202 triệu đồng cho Giang Vĩnh Thắng, còn giữ lại để chi tiêu cá nhân.

(Nguồn: Theo báo An ninh Thủ đô)

Lưu ý:  Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Chúc các bạn có nhu cầu đi Xuất khẩu lao động có lựa chọn đúng đắn!

Báo động tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động

Trong xã hội ngày nay, không thể phủ nhận vai trò của xuất khẩu lao động (XKLĐ), bởi nó vừa mang lại lợi ích về kinh tế, vừa tận dụng được một lượng lớn lao động dôi dư.

Thế nhưng, có không ít địa phương lao đao, nhiều gia đình khốn đốn, phải bán nhà bán cửa, nợ nần chồng chất vì “sập bẫy” lừa đảo của “cò” XKLĐ.

Muôn dạng của … “cò”

Thời gian qua, tình trạng lừa đảo XKLĐ ngày càng phổ biến, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Một số cá nhân, doanh nghiệp (DN) không hề có chức năng XKLĐ đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động (NLĐ), dùng chiêu bài làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc ở nước ngoài. Những “Trung tâm”, “Công ty cung ứng lao động” mọc lên ngày càng nhiều, mượn danh pháp nhân hoặc mạo danh các DN có chức năng XKLĐ để lừa đảo NLĐ.

 Một đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động bị đưa ra xét xử.

Một đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động bị đưa ra xét xử.

Các chiêu bài mà các tổ chức, DN này thường sử dụng để lừa NLĐ như: có thể đưa đi làm việc ở những thị trường, ngành nghề, công việc có thu nhập cao, tiêu chuẩn về tay nghề, ngoại ngữ không cao, thời gian xuất cảnh nhanh. Thậm chí, có những trung tâm còn đưa ra cho NLĐ xem thông báo tuyển dụng (hoặc đơn tuyển dụng) của phía doanh nghiệp bên nước bạn để tăng độ tin cậy.

Nhưng độ tin cậy, phần trăm sự thật trong những tờ thông báo tuyển dụng phô tô này chân thực đến đâu, chỉ có họ mới biết, còn người lao động thì khó mà kiểm chứng. Có những đơn vị còn cử cả cán bộ về làm việc với chính quyền địa phương “nhờ” tuyển giúp, thông báo tuyển lao động còn được đọc ra rả trên loa truyền thanh của xã, phường.

Đã có không ít người lao động do thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin, lại nôn nóng, muốn được sớm ra nước ngoài nên bị “sập bẫy”, bị môi giới và những tổ chức, cá nhân không có chức năng lợi dụng, lừa gạt với những khoản tiền không hề nhỏ. Như trường hợp anh Nguyễn Công Thìn ở Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội. Năm 2014, anh Thìn có quen biết một thanh niên tên Cường khoảng chừng 30 tuổi. Qua vài lần gặp gỡ, Cường tự giới thiệu với anh Thìn, mình có nhà ở Cầu Giấy – Hà Nội và chơi rất thân thiết với con một cán bộ cấp cao làm việc tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có khả năng lo cho anh Thìn đi lao động Hàn Quốc.

Bị vẻ ngoài hào nhoáng, cách tiêu tiền không tiếc tay của Cường, anh Thìn hoàn toàn tin tưởng. Khoảng tháng 3/2015, anh Thìn bàn với vợ, thế chấp căn nhà 115m2 cho ngân hàng để vay số tiền 200.000.000 đồng. Vay được tiền, anh Thìn giao cho Cường 150.000.000 đồng tiền đặt cọc để lo thủ tục, khi nào “bay” thì trả nốt 50.000.000 đồng. Sau đó Cường đưa anh Thìn đi học một khóa tiếng Hàn 4 tháng, với lời hứa “học xong anh sẽ… bay”.

Kết thúc khóa học mãi không thấy Cường đả động gì đến chuyện “bay”, anh Thìn nhiều lần gọi hỏi, mấy lần đầu Cường còn trả lời “trong tháng này sẽ xong”, về sau thì tắt hẳn điện thoại. Anh Thìn tìm đến cái địa chỉ trên chứng minh thư mà Cường viết trên Giấy nhận tiền mới ngã ngửa: Ở đúng số nhà đó, cũng có người thanh niên tên Cường, nhưng anh ta bị rơi mất CMT và bằng lái xe đã 2 năm nay! “Bay” đâu chả thấy, chỉ biết giờ đây mỗi tháng, gia đình anh Thìn “bay” mất vài triệu đồng tiền trả lãi ngân hàng.

Xem thêm: Lừa đảo đi thực thập Nhật Bản tinh vi mới

Những rủi ro không thể lường trước

Đặc biệt trong mấy năm gần đây, tình trạng người lao động ở một số tỉnh biên giới, miền núi phía bắc xuất cảnh trái phép đi làm thuê tại Trung Quốc đang trở thành một vấn đề “nóng” đối với các cấp chính quyền và lực lượng chức năng và bản thân người lao động cũng phải đối mặt với nguy cơ đặt mạng sống và sức lao động của mình vào những rủi ro không thể lường trước.

Đối với các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn thì tình trạng xuất cảnh trái phép dường như đã trở thành phong trào. NLĐ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân của họ dao động từ 200 đến 300.000 đồng/ngày. Cá biệt cũng có những công việc được trả tới 500.000 đồng cho một ngày công.

Hồ sơ điều tra cơ bản của Phòng trinh sát, BĐBP Hà Giang ghi nhận, có những thời điểm, chỉ riêng trong vòng một năm, tổng số lao động sang nước bạn làm thuê là trên 1 vạn lượt người. Trong đó có đến 94% là đi theo đường mòn biên giới, không đăng kí xuất nhập cảnh theo quy định. Công việc mà những người lao động nơi đây nhận làm chủ yếu là lao động phổ thông như vận chuyển hàng hóa, làm thuê tại các trang trại, khai thác mỏ, xây dựng…

Điều đáng lo ngại là trào lưu này hiện cũng đang làn dần đến các tỉnh nội địa với những lao động trong độ tuổi từ 20 đến 30, nhất là những địa phương có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đông đồng bào dân tộc sinh sống như Phú Thọ, Bắc Kạn, Yên Bái… Những người này hi vọng rằng, sau vài năm lao động tại nước ngoài, họ sẽ dành dụm được một khoản tiền kha khá để có thể về quê xây nhà, lập trang trại hoặc kinh doanh , buôn bán nhỏ…

Song những “giấc mơ” đó quá ngắn ngủi đối với hầu hết người lao động xuất cảnh trái phép. Qua môi giới, họ xuất cảnh chủ yếu con đường visa du lịch hoặc vượt biên trái phép qua đường mòn lối tắt. Các chế độ của người lao động như tiền lương, bảo hiểm, nơi ăn nghỉ… là do chủ thuê và người làm thuê tự y thỏa thuận với những thiệt thòi đáng kể mà người lao động vốn không tự chủ được. Không những vậy, do thiếu hiểu biết nên họ đang tự đánh cược tính mạng của mình vì miếng cơm manh áo và đẩy các ngành chức năng vào “thế khó” trong quản lí nhân sự cũng như quản lí hoạt động xuất nhập cảnh.

Đâu phải chỉ bị lợi dụng, chiếm đoạt tiền lương và sức lao động, nguy cơ bị xâm hại và có thể bị thiệt mạng của những lao động này cũng rất cao. Cá biệt cũng xảy ra một vài vụ người lao động bị thương hoặc bị chết do tai nạn lao động không được đền bù, chủ lao động cho xác nạn nhân vào bao tải rồi vứt qua các lối mòn biên giới.

Người đi thấp thỏm trước sự may rủi của vận mệnh đã đành, người ở nhà ngóng đợi dòng tiền từ nước ngoài gửi về cũng không hề thanh thản. Anh Sùng A Nung, ở Đồng Văn, Hà Giang, một người may mắn được thả về vào cuối năm 2015 sau khi gia đình bỏ 20.000.000 đồng ra chuộc, buồn bã nói rằng, lúc bị anh bắt, có người đã gọi điện cho gia đình anh, dọa nếu‎ không chuộc người thì sẽ bị mổ ra lấy nội tạng hoặc sẽ bị đưa đi lao động dưới hầm mỏ… Nhiều gia đình không có tiền chuộc người thì đành nhắm mắt, phó mặc cho số phận.

Những câu chuyện của người trong cuộc cho thấy, việc xuất cảnh trái phép đi lao động tại nước ngoài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng buồn đối với người lao động cũng như chính quyền cơ sở. Sự nghèo khó cộng với thiếu việc làm đã đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh chấp nhận thua thiệt. Cá biệt cũng có một số người bị các đối tượng lạ câu móc, lôi kéo thực hiện những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên. Nhiều biện pháp đã được áp dụng, song rất cần có sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền để người dân có thể mưu sinh chính đáng mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.

Người lao động cần tỉnh táo, nắm bắt thông tin chính xác

Để có được một biện pháp thực sự hữu hiệu cho vấn đề lao động xuất cảnh trái phép là điều không đơn giản. Nhất là trong bối cảnh điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của người dân ở mỗi địa phương có sự khác biệt. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến trào lưu này là bởi người dân còn thiếu thông tin về lao động, việc làm. Họ không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài, thông tin XKLĐ mà họ nắm được hoàn toàn hạn chế. Đồng thời, họ cũng không biết được quy trình đưa người đi lao động nước ngoài có trình tự như thế nào, và chỉ các doanh nghiệp được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Đồng thời, các doanh nghiệp đó, cũng phải đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Sau khi được Cục đồng ý cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, các doanh nghiệp mới tiến hành tuyển lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng này. Còn đối với những trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân, thì phải đăng ký hợp đồng đó với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thường trú.

Nếu những trường hợp DN nào vi phạm sẽ bị xử phạt, nặng thì bị thu giấy phép hoạt động, nhẹ thì bị tước giấy phép trong khoảng thời gian nhất định. Trên thực tế, trong mấy năm gần đây, đã có rất nhiều DN bị xử phạt vi phạm xuất khẩu lao động, nhiều đối tượng lừa đảo do Cục phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng khuyến cáo: NLĐ cần tìm hiểu rõ thông tin về thị trường lao động qua các phương tiện thông tin đại chúng, để tránh tình trạng “mù” thông tin, rất dễ dẫn đến bị các đối tượng xấu lừa đảo. Tuy nhiên, phải xem trách nhiệm phòng chống lừa đảo XKLĐ là của toàn xã hội và chính gia đình NLĐ. Khi có nhu cầu đi lao động, NLĐ cần tỉnh táo, nắm bắt thông tin chính xác, thận trọng kiểm tra, đừng vì nôn nóng hay bất chấp để cuối cùng tiền mất tật mang, cả đời mang nợ.

(Theo báo Công Lý)

Lưu ý:  Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Chúc các bạn có nhu cầu đi Xuất khẩu lao động có lựa chọn đúng đắn!

Trên 126.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016

Nhìn chung, năm 2016 là một năm thành công của hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Việt Nam đã ký kết và đang từng bước triển khai một số Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động mới với một số nước tiếp nhận lao động như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt là việc ký lại Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (MOU) vào ngày 17/5/2016 giữa Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, sau gần 4 năm bị gián đoạn, mở ra cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS cho nhiều người lao động Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, đã có 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (46.029 lao động nữ; chiếm 36,45%); vượt 26,29% so với kế hoạch năm và bằng 108,89% so với năm 2015. Đây là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Tại các thị trường trọng điểm gồm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2015, cụ thể: 68.244 lao động đi Đài Loan, 39.938 lao động đi Nhật Bản (tăng 47,86%), 8.482 lao động đi Hàn Quốc (tăng 40,92%).

Một số thị trường khác: Malaysia: 2.070 lao động, Ả-rập Xê-út: 4.033 lao động, An-giê-ri: 1.179 lao động, Ca-ta: 702 lao động,…

Trong năm 2017, mục tiêu sẽ đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó là triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia, Malaysia và tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức theo các chương trình đã ký kết. Đồng thời Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang tiến hành nghiên cứu Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025” báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(Theo www.dolab.gov.vn)

Việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động là bước ngoặt quan trọng trong việc lựa chọn công việc của mỗi người lao động Việt. Vì vậy, trước khi lựa chọn, mỗi cá nhân cần cân nhắc kĩ càng, tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống. Quan trọng là chọn các doanh nghiệp uy tín để chọn mặt – gửi vàng, tránh mất tiền oan mà không được đi hoặc các đơn hàng không tốt.

Mọi thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Tuyển XKLĐ Đài Loan ngành cơ khí, xây dựng SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN…

HOT:   20 bạn nhanh tay đăng ký sớm sẽ được miễn phí toàn bộ lệ phí VISA, hộ chiếu, lý lịch tư pháp. Công ty hỗ trợ 100% học phí đối với lao động là bộ đội xuất ngũ, gia đình chính sách….Và miễn phí chỗ ở cho toàn bộ học viên.

Theo quy đinh mới của Viện lập pháp Đài Loan lao động công xưởng có thể gia hạn tối đa 12, lao động giúp việc gia đình gia hạn tối đa 14 năm mà không phải về Việt Nam làm thủ tục……

1) Công ty Bách Nguyên – Cao Hùng:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 55 – 65 kg, cao 168 cm trở lên

– Tuổi 23 – 35

– Tốt nghiệp cấp 3

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chế tạo gia công cơ khí, gồm: hàn điện, thao tác máy móc cơ khí…

– Tăng ca 1 – 2h/ngày

– Lương 21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 14 triệu đồng), chưa tính làm thêm.

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

2) Công ty Nhật Thắng An Nam – Đài Nam:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 60 – 70 kg, cao 170 cm trở lên

– Tuổi 20 – 30

– Ưu tiên lao động có kinh nghiệm làm điện nước, sửa chữa máy móc.

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng bình nóng lạnh…

– Lương 21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 14 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Chia làm 2 ca

– Tăng ca 70h/tháng

– Ăn ở trừ 2.500 Đài tệ, cung cấp bữa ăn trưa và tăng ca

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

3) Công ty Hưng Thuận – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 50 kg, cao 160 cm trở lên

– Tuổi 21 – 35

– Không lấy lao động đã đi về rồi

– Thể lực tốt, có thể bê vác vật nặng 40 kg

– Lao động biết hàn điện và phải trèo cao

* Mô tả công việc:

– Công xưởng lắp đặt giàn giáo

– Lương 21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 14 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca 30h/tháng (yêu cầu lao động phối hợp tăng ca)

– Công xưởng đã có 2 lao động nước ngoài

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

4) Công ty Cự Lâm – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 50 kg, cao 168 cm trở lên

– Tuổi 20 – 24

– Tốt nghiệp cấp 3

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chuyên sản xuất linh kiện ngũ kim, gồm: thao tác máy đột dập, hàn điện, đóng gói sản phẩm…

– Lương khoảng  25.000 Đài tệ/tháng (tương đương 17,5 triệu đồng)

– Ăn ở trừ 2.500 Đài tệ/tháng

– Hiện tại công xưởng đã có 3 lao động Việt Nam

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

5) Công ty Duy Đức – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 55 kg, cao 160 cm trở lên

– Tuổi 25 – 30

– Tốt nghiệp cấp 3

– Đã kết hôn, không lấy lao động đi về rồi

– Yêu cầu lao động có cơ khí, biết hàn điện, có thể bê vác được vật nặng 30 kg

* Mô tả công việc:

– Công xưởng sản xuất lắp ráp các linh kiện cơ khí, gồm: thao tác máy tiện, máy phay, hàn điện, đóng gói, lắp đặt và vận chuyển

– Lương thực lĩnh  23.000 Đài tệ/tháng (tương đương 16 triệu đồng)

– Ký túc xá 2.000 Đài tệ/tháng (ký túc xá ở ngoài công xưởng), bữa sáng lao động tự túc

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

6) Công ty Thịnh Hối – Đài Nam:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Tuổi 25 – 30, chiều cao, cân nặng, hôn nhân không yêu cầu

– Lao động tốt nghiệp Đại học, hiểu tiếng Trung

* Mô tả công việc:

– Công xưởng sản xuất chuyên sản xuất khuôn kim loại, thao tác máy móc liên quan đến cơ khí. Làm việc liên quan đến máy tính, biết sử dụng máy vi tính.

– Lương cơ bản  21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 14 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca ít nhất 120h/tháng

– Tiền ăn ở trừ 2.500 Đài tệ/tháng

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

7) Công ty Trung Đắc – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nữ

– Nặng 45 kg, cao 155 cm trở lên

– Tuổi 25 – 30

– Tốt nghiệp cấp 3

– Không lấy lao động đã đi về rồi

* Mô tả công việc:

– Công ty chế biến, đóng gói thực phẩm, ngoài ra có cả nhà hàng

– Ban ngày là từ 8:00 – 17:00 làm tại công xưởng, chiều đến nhà hàng giúp việc

– Lương cơ bản  21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 14 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca 4 – 5h/ngày tùy thuộc váo ý thức làm việc của lao động

– Công xưởng đã có 3 lao động của Công ty nhập cảnh

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

8) Công ty Duy Khang – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 50 kg, cao 160 cm trở lên

– Tuổi 22 – 35

– Tốt nghiệp cấp 2

– Đã kết hôn, không lấy lao động đi về rồi

– Yêu cầu lao động có kinh nghiệm đột dập, lái xe nâng, thể lực tốt

* Mô tả công việc:

– Xử lý, gia công kim loại, thao tác máy đột dập, vận chuyển, đóng gói. Môi trường làm việc có tiếng ồn, khi làm việc phải đứng lâu

– Lương thực lĩnh khoảng  24.000 Đài tệ/tháng (tương đương 17 triệu đồng)

– Tiền ăn ở trừ  2.000 Đài tệ/tháng (ký túc xá ở ngoài công xưởng), cung cấp bữa trưa

– Công xưởng đã có 5 lao động Việt Nam

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

9) Công ty Huy Hoa – Cao Hùng:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 55 kg, cao 165 cm trở lên

– Tuổi 20 – 25

– Hôn nhân, học lực không yêu cầu

– Không lấy lao động có hình xăm

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chuyên sản xuất các linh kiện cơ khí, linh kiện ô tô, thao tác máy tiện CNC, lái xe nâng

– Lương cơ bản  21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 15 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca 60h/tháng

– Công xưởng đã có 30 lao động Việt Nam

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

9) Công ty  Tiệp Ích – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nữ

– Nặng 45 kg, cao 160 cm trở lên

– Tuổi 21 – 27

– Hôn nhân, học lực không yêu cầu

– Lao động nhanh nhẹn, có thể phối hợp tăng ca, luân ca

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chuyên sản xuất linh kiện ngũ kim, thao tác máy CNC

– Lương cơ bản  21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 15 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca 80h/tháng

– Công xưởng đã có 2 lao động Nữ

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

10) Công ty  Đức Thuyên – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 60 – 75 kg, cao 165 cm trở lên

– Tuổi 20 – 25

– Tốt nghiệp cấp 3

– Lao động khỏe mạnh, có thể bê vác vật nặng 30 kg

– Yêu cầu lao động có chút hiểu biết về máy tính, có thể đọc được thước kẹp

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chuyên sản xuất ốc vít, thao tác máy tiện CNC, máy phay, máy khoan, đóng gói, vận chuyển sản phẩm

– Lương cơ bản  21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 15 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca ít nhất 50h/tháng

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

10) Công ty  Thịnh Vĩ – Đài Trung:

* Yêu cầu:

– 01 lao động Nam

– Nặng 50 kg, cao 165 cm trở lên

– Tuổi 18 trở lên

– Hôn nhân, học lực không yêu cầu

– Yêu cầu lao động biết đọc bản vẽ công trình và thước kẹp

* Mô tả công việc:

– Công xưởng chuyên sản xuất khuôn, chế tạo lắp ráp các thiết bị cơ khí

– Lương cơ bản  21.009 Đài tệ/tháng (tương đương 15 triệu đồng), chưa tính làm thêm

– Tăng ca 70h/tháng

– Thời hạn hợp đồng: 36 tháng

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

Tại Hà Nội:

Mr Toàn  0912 171090           – email: Ldtoan1977@gmail.com

Mr Cường 0967 838802         – email: cuongdangcao1876@gmail.com

Tel: 043 5401286

Số 5, ngõ 292  Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tại Yên Bái:

Mrs Trang 0964 822802  (Km5, gần khách sạn Hồng Nhung 2)

 Hoặc đăng ký trực tiếp tại website: hoptacquocte.com

Công nhân Việt: ‘Người Nhật lạ vô cùng’

“Hồi mới sang Nhật, đường sá, xe cộ, đi lại, ngôn ngữ… cái gì tôi cũng lạ và bỡ ngỡ. Tuy nhiên, cách ứng xử của người Nhật còn khiến tôi thấy lạ hơn …” – anh Lê Minh Sơn (công nhân xuất khẩu lao động đang làm việc tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản) chia sẻ.

Anh Sơn cho biết, công ty anh được đặt ở một vùng nông thôn. Nơi đây, đường sá, xe cộ không đông đúc. Ngay cả siêu thị cũng không nhiều. Muốn đi chợ chọn đồ nấu ăn theo món Việt Nam, các công nhân phải đi từ sớm.

Sau 15 phút đi xe đạp, họ mới đến được ga tàu. Từ đây đến siêu thị, họ mất thêm khoảng 10 phút nữa

          Một công nhân người Việt đi chợ tại Nhật Bản

“Mấy hôm đầu tôi mới sang, anh em người Việt cùng công ty hỗ trợ chỉ đường. Tuy nhiên sau đó, ai làm việc người ấy, mỗi người tự đi chợ nên có hôm tôi phải đi một mình. Chưa quen đường, có lần tôi đi lạc. Đang lo lắng vì không tìm được đường thì tôi gặp một người đàn ông Nhật Bản. Ông ta khoảng 65 tuổi.

Thấy tôi hỏi đường đến ga tàu bằng tiếng Nhật chưa thành thạo, người đàn ông ấy dừng hẳn xe rồi chỉ đường cho tôi rất tỉ mỉ. Sau đó, nhìn khuôn mặt chưa mấy tự tin của tôi, ông ta ra hiệu cho tôi đi theo.

Tôi cứ thế đi theo ông ta mà trong lòng không hết hoài nghi. Tôi chỉ sợ ông ấy đùa, sợ ông ấy hiểu sai ý mình và sợ vô vàn thứ khác. Tuy nhiên, vì đường sá vắng vẻ, không biết dựa vào ai nên tôi cứ liều mình đi theo. Không ngờ, ông ấy dẫn tôi đến tận ga tàu rồi mới quay về.

Quãng đường hôm ấy khá xa, chắc phải 10 phút đi xe đạp mới hết nhưng ông ấy không tiếc thời gian và công sức để dẫn tôi đi. Điều đó khiến tôi ấn tượng mãi”, anh Sơn kể.

Công nhân Việt mua sắm nhu yếu phẩm tại siêu thị

Anh Sơn nói tiếp: “Một lần khác, tôi đi siêu thị. Tôi muốn mua chai nước mắm và các gia vị nhưng vì tòa nhà rất rộng tôi tìm mãi không ra.

Tôi rón rén ra hỏi nhân viên siêu thị nhưng trong lòng không mấy tự tin. Tôi chỉ sợ nhân viên cau có khó chịu, hoặc thể hiện thái độ khinh khỉnh thì sẽ làm hỏng tâm trạng mua sắm ngày hôm đó của mình.

Tuy nhiên, khác hẳn với lo lắng của tôi, cô nhân viên không những chỉ dẫn nhiệt tình mà còn đưa tôi tới tận quầy. Thái độ của cô ấy vô cùng nhẹ nhàng khiến tôi thấy rất thoải mái.

Lúc đó tôi cho rằng, hai người đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình kia là những trường hợp đặc biệt và tôi là người may mắn nên đã gặp họ.

Nhưng, sau gần 2 năm sống ở đây, có cơ hội đi đây đi đó nhiều hơn để gặp gỡ và tiếp xúc với người Nhật, tôi mới nhận ra rằng, phần đông những người Nhật mà tôi gặp, họ lịch sự và nhiệt tình vô cùng”, anh Sơn hào hứng kể.

Khi anh Sơn và các công nhân người Việt ở đây cần sự giúp đỡ hay hỏi đường, hầu hết người Nhật đều hướng dẫn rất cặn kẽ. Nhiều người còn sẵn sàng bỏ ra vài chục phút để giúp đỡ.

Trong siêu thị, nếu một người không rõ vị trí của một món hàng nào đó thì từ tầng 1, nhiều khách hàng cũng sẵn sàng dẫn họ lên đến tầng 2, tầng 3 để chỉ cho người mua thứ họ cần.

“Khi nhận ra những sự nhiệt tình đó, nhiều anh em người Việt cứ thắc mắc, sao người Nhật lạ thế. Họ không sợ muộn giờ làm, muộn giờ đón con, muộn giờ đi chơi… hay sao mà khi mình hỏi, họ lại tận tình đến vậy? Nhưng bây giờ sống ở đây lâu, tôi mới thấy, đó là một phần trong văn hóa ứng xử, giao tiếp của người Nhật. Và chúng tôi cũng đã học được rất nhiều từ sự văn minh, lịch sự đó của họ” – anh Sơn nói thêm.

(Theo: vietnamnet.vn)

Lưu ý:  Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin truy cập vào website chính thức của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TBXH tại địa chỉ: www.dolab.gov.vn để tìm hiểu thông tin và cập nhật danh sách các Công ty có giấy phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH-GP đưa người đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Thông tin tại địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/BU/Details.aspx?&LIST_ID=1981&MENU_ID=246&ID=1000328).

Chúc các bạn có nhu cầu đi Xuất khẩu lao động có lựa chọn đúng đắn!

Một số thông tin cần biết đối với người lao động có nguyện vọng đi làm giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út

1. Đối tượng tuyển chọn

Người lao động là nam hoặc nữ từ đủ 21 đến 47 tuổi, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên, có nhu cầu và khả năng làm việc phù hợp với đặc thù công việc giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út, có đủ sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, không có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, thấp khớp,…

2. Ngành nghề tuyển chọn

Giúp việc nhà; trông trẻ; làm vườn; lái xe gia đình (nam)

3. Doanh nghiệp đưa đi:

Người lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả- rập Xê-út phải thông qua các doanh nghiệp có Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp và có Hợp đồng cung ứng lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận.

4. Đào tạo trước khi đi làm việc

Người lao động phải tham gia và hoàn thành Chương trình đào tạo lao động đi làm giúp việc tại Ả-rập Xê-út tại các Cơ sở đào tạo của các Doanh nghiệp đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước kiểm tra, chấp thuận trong thời gian tối thiểu là 1,5 tháng với các nội dung sau:

– Bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

– Dạy tiếng Ả-rập cơ bản;

– Đào tạo kỹ năng nghề giúp việc gia đình.

5. Chi phí trước khi đi

Người lao động được chủ sử dụng Ả-rập Xê-út đài thọ toàn bộ chi phí đào tạo và chi phí xuất cảnh (bao gồm phí visa, vé máy bay lượt đi và lượt về khi kết thúc hợp đồng, tiền dịch vụ trả cho doanh nghiệp Việt Nam).

Trước khi đi làm việc tại Ả-rập Xê-út, người lao động và doanh nghiệp phải ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng này phải được đóng dấu của doanh nghiệp và có chữ ký, họ tên của người đại diện của Doanh nghiệp.

6. Ký hợp đồng trước khi đi

Ít nhất 05 ngày trước khi xuất cảnh, doanh nghiệp và người lao động phải ký kết Hợp đồng dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng này phải có chữ ký của người lao động, lãnh đạo doanh nghiệp và được đóng dấu của doanh nghiệp đó.

7. Chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn

Nếu người lao động muốn chấm dứt Hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng Ả-rập Xê-út và người lao động trước thời hạn hợp đồng thì người lao động phải bồi thường các khoản chi phí sau đây:

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà lý do không phải từ phía người lao động thì người sử dụng lao động sẽ chịu chi phí đưa người lao động về Việt Nam;

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước hạn mà lý do từ phía người lao động thì người lao động phải trả cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương đương với 02 tháng lương cơ bản trước khi về nước trừ phi người lao động có lý do chính đáng (bị tai nạn, bệnh tật có bệnh án,…) và chịu chi phí vé máy bay về nước.

8. Xử lý vấn đề phát sinh tại Ả-rập Xê-út

Khi có vấn đề phát sinh trong thời gian làm việc tại Ả-rập Xê-út như chủ sử dụng chậm hoặc nợ lương, điều kiện làm việc không đúng hợp đồng, v.v. người lao động cần phản ánh sự việc (gọi điện, nhắn tin, gửi email hoặc gửi đơn,…) đến cán bộ quản lý lao động của Doanh nghiệp thường trú tại Ả-rập Xê-út hoặc phản ánh về Doanh nghiệp để được hướng dẫn hoặc hỗ trợ giải quyết.

Trường hợp sự việc không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng hoặc trong trường hợp khẩn cấp người lao động hoặc người bảo lãnh của người lao động tại Việt Nam (vợ, chồng, con,…) phản ánh với Ban Quản lý lao động Việt Nam thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

9. Thông tin liên hệ

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Ả-rập Xê-út

ông Đoàn Kiến Trung, Trưởng Ban

Điện thoại di động: + 966 54 258 1069

Điện thoại cơ quan: + 966 11 4547887 (máy lẻ 104)

Fax: + 966 11 4548844

Email: doan_dolab@hotmail.com

Địa chỉ: Villa 11B, Al-Safah Street, Al-Rayyan District, Riyadh, Kingdom of Saudi Arabia

Cục Quản lý lao động ngoài nước

Điện thoại : + 84 4 38249525 (máy lẻ 314 hoặc 303)

Địa chỉ : Số 41b, đường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

(theo www.dolab.gov.vn)

Công ty Vinaeximco.,JSC là đơn vị xuất khẩu lao động uy tín được Bộ Lao động – TBXH cấp giấy phép số 688/LĐTBXH về việc “Cho phép công ty Vinaeximco.,JSC được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” . Với 2 thị trường truyền thống của công ty là thị trường Đài Loan và Nhật Bản… hàng ngàn lao động của công ty đã và đang làm việc góp phần phần cải thiện đời sống kinh tế. Tích lũy vốn, kinh nghiệm làm việc tiên tiến tại các nước phát triển.

Mọi yêu cầu hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, ứng viên vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VIỆT NAM – VINAEXIMCO .,JSC
– Số 5, ngõ 292 Kim giang, phường Đại kim, Quận Hoàng mai, Hà Nội
– Điện thoại: 043 540 1286 | 0912 171 090
– Yahoo: Leductoan1977 | Skype: Leductoan1977
– Email: Ldtoan1977@gmail.com

Hoặc Mr Cường 0967 838802

Mời bạn đọc đọc thêm những bài viết tin tức xuất khẩu lao động mới nhất trên website của công ty Vinaeximco.,JSC

Tuyển lao động chế biến thực phẩm XKLĐ Nhật Bản

 

– Nội dung công việc   :  Lọc thịt gà

– Số lượng yêu cầu      :   12 ứng viên Nữ

– Lương cơ bản            :  ~ 28.000.000 VND (chưa tính làm thêm)

*) Yêu cầu: 

– Độ tuổi 22 ~ 30

– Chiều cao 155 cm trở lên.

– Tốt nghiệp cấp 3 trở lên.

– Thuận tay phải.

– Không bị viêm gan B,C.

– Sức khỏe tốt, thị lực tốt.

– Ưu tiên có kinh nghiệm làm thực phẩm và tiếng Nhật tốt.

– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thật thà, chăm chỉ. Tuân thủ quy tắc, quy định của công ty.

– Thời hạn làm việc :  3 năm

–  Nơi làm việc :  Tỉnh TOTTORI

– Thời gian nhận hồ sơ đến   :  ngày 05/01/2017

– Phỏng vấn SKYPE (dự kiến) :  ngày 06/01/2017

– Phỏng vấn  (dự kiến) :  ngày 13/01/2017  (đối tác Nhật Bản phỏng vấn trực tiếp)

 

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

Tại Hà Nội:

          Mr Toàn  0912 171090          – email: Ldtoan1977@gmail.com

          Mr Cường 0967 838802        – email: cuongdangcao1876@gmail.com

Tel: 043 5401286

Số 5, ngõ 292  Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tại Yên Bái:

          Mrs Trang 0964 822802  (Km5, gần khách sạn Hồng Nhung 2)

          Hoặc đăng ký trực tiếp tại website: hoptacquocte.com