Tôi mong muốn sang Nhật Bản xuất khẩu lao động, tuy nhiên, tôi tự thấy mình rất nhút nhát, trình độ tiếng Nhật cũng không tốt, vậy Vinaeximco chỉ cho tôi cách để vượt qua được vòng phỏng vấn?
(Thanh Nga, Đan Phượng)
* Trả lời câu hỏi của bạn Thanh Nga:
Chào Bạn, Vinaeximco gửi tới Bạn những kỹ năng cần thiết để vượt qua được vòng phỏng vấn như sau:
1. Không nên nói lan man
Người Nhật họ có thói quen nói ngắn gọn và trọng tâm. Khi được đề cập đến một vấn đề nào đó các bạn thực tập sinh Nhật Bản chỉ cần nói ngắn gọn và đủ ý, tránh nói rườm rà và lan man. Không nên nói về cuộc sống, gia đình, thói quen và sở thích của bản thân nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến.
2. Tắt điện thoại khi đang phỏng vấn
Điều tối kỵ trong phỏng vấn là nghe điện thoại khi bạn đang nói chuyện với họ. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu tôn trọng và thiếu lịch sự. Trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Tốt nhất bạn nên tắt nguồn điện thoại, chuyển sang chế độ im lạng để tránh ảnh hưởng đến quá trình phỏng vấn quan trọng này.
3. Không nên có thái độ “đi cho biết”
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bực mình khi phỏng vấn 1 ứng viên có thái độ không quan tâm tới công việc mình đang dự tuyển và trả lời các câu hỏi liên quan đến công việc một cách hời hợt, có cũng được mà không có cũng được.
Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không tôn trọng họ. Nếu muốn đạt điểm tuyển dụng, các bạn tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động nên trả lời những câu hỏi như: “Tôi muốn kiếm thu nhập để phát triển kinh tế”, “để học hỏi kinh nghiệm làm việc”, “vừa làm vừa học tiếng Nhật”. Như thế sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng về mục tiêu mà bạn đặt ra khi đến đất nước của họ lao động.
4. Tác phong khi bước vào :
Các bạn thực tập sinh nên đi thẳng người, đi nhẹ nhàng, thể hiện sự tự tin, tránh gây tiếng động, chuyên nghiệp.
5. Nên chú ý đến phần tự giới thiệu của nhà tuyển dụng
Bắt đầu quá trình tuyển dụng, thường thì nhà tuyển dụng đưa ra lời giới thiệu bản thân của họ để ứng viên biết mình tên gì và đang làm việc tại vị trí nào,… để tạo cảm giác thân thiện của cuộc phỏng vấn, giảm áp lực cho các bạn. Trong quá trình trả lời các bạn nên lưu tên đến nhà tuyển dụng và không nên nói chung chung (không nên: “ thưa anh / thưa chị ”). Tâm lý của nhà tuyển dụng cũng muốn người khác chú ý đến mình giống như việc các bạn muốn nhà tuyển dụng chú ý đến các bạn.
Lời khuyên: Nếu có thể, thực tập sinh nhật bản nên nhắc đến tên của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, như vậy sẽ tạo sự thân thiện, vui vẻ.
6. Quá tự hào về bản thân
Khi nói về kinh nghiệm của bản thân, kỹ năng làm việc thường sẽ mang lại cho ứng viên những lợi thế nhất định. Nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi. Bạn cần khéo léo tránh để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người khoe khoang. Trong phỏng vấn, các bạn thực tập sinh nhật bản nên trả lời một cách khiêm tốn , không tự hào hoặc quá tự tin về bản thân một cách thái quá.
7. Cảm ơn sau mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng:
Các bạn thực tập sinh khi tham gia tuyển dụng vì mải chú trọng vào việc trả lời câu hỏi mà quên mất câu cảm ơn với người đưa ra câu hỏi của mình. Với nhà tuyển dụng thì họ lại rất để ý đến vấn đề này. Các bạn cần lưu tâm là: cảm ơn mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng Nhật Bản
8.Tác phong của thực tập sinh khi đứng dậy ra về
Nhà tuyển dụng rất để ý đến việc sau khi phỏng vấn, các thực tập sinh đứng dậy đi về như thế nào. Thường thì khi các thực tập sinh khi đi vào phỏng vấn thì tác phong lịch sự nhưng lại chưa biết cách đi ra như thế nào. Nhiều bạn quay người đi thẳng, bỏ lại sau lưng một ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
Lời khuyên: Khi các bạn đứng dậy ra về, nên quay mặt về phía người phỏng vấn, chào và lùi vài bước trước khi quay người đi. Nhà tuyển dụng sẽ chọn ra một ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng chứ không phải một ứng viên xuất sắc nhất.