LAO ĐÔNG VIỆT “LẠC PHƯƠNG HƯỚNG”KHI Ở NƯỚC NGOÀI !

Thực tế cho thấy ,người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài hiện nay ,như người đi vào rừng mà không có la ban chỉ dãn. Do đó ,yêu cầu bức thiết để hạn chế tình trạng này chính là các cơ chế theo dõi ,giám sát của các cơ quan chức năng ,không chỉ với người lao động mà còn với cả những tổ chức ,doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Chiến, Phú Thọ Người từng làm việc tại Hàn Quốc gần 3 năm và bị doan h nghệp “đem con bỏ chợ” đã cho rất rất nhiều vấn đề nhức nhối cần được lưu tâm.Anh Chiến kể rằng ,năm 2005 ,do thi trượt đại học nên quyết định đi xuất khẩu lao động ở hàn Quốc.Anh Chiến được giới thiệu học tiếng và học nghề tại 1 trường dạy nghề ở tỉnh phú thọ.Sau 10 tháng anh thi đỗ và đủ điều kiện sang hàn Quốc làm việc.

Theo hợp đồng của trung tâm môi giới thì cần nộp 675 USD để sang tới Hàn Quốc .Bên cạnh những lời hứa hẹn về 1 đất nước đẹp đẽ ,với mức lương vô cùng đáng ao ước là mức phí thực tế hơn 6000 USD.Những lao động khác cũng vậy ,họ đều phải mất thêm lệ phí cho người giới thiệu .Nên thực tế tổng chi phí sang đó đều gấp nhiều lần số tiền ghi trên hợp đồng.Người ít thì 2.000 USD ,nhiều người lên tối 10.000 USD.Thậm trí đến cả 15.000 USD

Anh Chiến tâm sư : “Khi sang tới Hàn Quốc ,trung tâm  môi giới mà tôi ký hợp đồng lao động hoàn toàn phủi tay,không quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt va làm việc của tôi.Khi hết thời hạn 3 năm với công ty

lẽ ra tôi có thể được gia hạn hợp đồng thêm 3 năm nữa nhưng vì công ty đã bị phá sản nên việc gia hạn hợp đồng cho tôi là không thể. Tôi muốn nhờ một trung tâm bảo trợ của người Việt Nam thực hiện việc này nhưng không được. Vì thế, tôi bắt buộc phải theo đường dây của một trung tâm môi giới khác và mất thêm 3.000 USD để lo thủ tục giấy tờ ở lại. Sau khi làm xong giấy tờ, tôi được về Việt Nam nghỉ phép một tháng và được hứa hẹn quay trở lại làm việc. Thật không may, trong thời gian này, tôi nhận được thông tin đường dây môi giới này đã bị công an phát hiện. Vì thế, tôi không thể quay trở lại Hàn Quốc làm việc và số tiền 3.000USD của tôi đã bị mất trắng…” anh Chiến kể tiếp.

Ông Vũ Đình Toàn, nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội khẳng định: “Trách nhiệm trên thuộc về doanh nghiệp và năng lực chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước”.

Theo ông, Thông tư số 21 của Bộ đã quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên và kịp thời giải quyết những vụ việc phát sinh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phớt lờ quy định trên mà bán giấy phép, khoán trắng cho chi nhánh, trung tâm, đếm đầu lao động đưa đi để thu tiền. Chính vì vậy doanh nghiệp không quản lý được hoạt động này.

Theo nguồn tin của một số trung tâm, chi nhánh thì mỗi lao động đi Malaysia phải nộp về doanh nghiệp từ 50-80 USD, mỗi lao động đi Đài Loan nộp 100-120 USD. Phổ biến nhất là hiện tượng doanh nghiệp nâng mức tiền môi giới để tranh giành hợp đồng cung ứng lao động ký với đối tác nước ngoài. Đây chính là cái “bẫy” của các công ty môi giới Đài Loan, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí đi làm việc ở Đài Loan rất cao.

“Thiếu quan tâm công tác quản lý lao động, khoán trắng cho môi giới nước ngoài dẫn đến tình trạng người lao động bị bỏ rơi, bơ vơ nơi đất khách quê người, không biết liên hệ với ai để được trợ giúp… Với Bộ, lẽ ra sau khi chúng ta có một đạo luật điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này thì công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cần được tăng cường hơn. Thế nhưng, đó chỉ là câu chuyện “nếu như”, ông Toàn chốt ý kiến.

Còn theo ông Trần Văn Tư, Trưởng phòng cơ chế chính sách, Ban Chính sách – pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, để giúp người lao động ở nước ngoài, sắp tới Tổng liên đoàn sẽ phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người lao động.

Tổng liên đoàn cũng sẽ nghiên cứu mô hình và cách thức tổ chức và hoạt động của Công đoàn từ Tổng liên đoàn đến cơ sở, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Đồng thời đề nghị Nhà nước cho phục hồi cơ chế cử cán bộ đại diện Công đoàn đến làm việc tại những nước có số lượng lao động Việt Nam đang làm việc từ 50.000 người trở lên.

Ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng: cần phải giám sát chặt quy định doanh nghiệp không được phép cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng pháp nhân để tổ chức tuyển chọn, thu tiền lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Rate this post