“Bỏ túi” 6 điều nên biết khi du học kỹ sư Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia châu Á trong mơ của rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường Bách khoa, Xây dựng, Giao thông vận tải,… khi lựa chọn đi du học. Hãy cùng tìm hiểu xem du học kỹ sư Nhật Bản sẽ có những điểm gì đáng chú ý, bạn nhé!

Xem thêm:

1. 6 điều “NÊN” khi đi du học kỹ sư Nhật Bản

Ưu ddiemr khi du học kỹ sư Nhật Bản
Ưu điểm khi du học kỹ sư Nhật Bản

Có rất nhiều quốc gia có tuyển du học sinh hệ kỹ sư, nhưng vì sao lại nên chọn du học kĩ sư Nhật Bản? Chúng tôi sẽ thống kê cho bạn thấy những ưu điểm khi bạn lựa chọn du học kĩ sư tại xứ sở hoa anh đào này:

  • Đầu tiên, bạn sẽ có cơ hội nâng cao thành tích, học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn hơn so với trường đại học.
  • Thứ hai, bạn sẽ được các nhà tuyển dụng người Nhật trực tiếp khảo nghiệm, phỏng vấn.
  • Thứ ba, bạn sẽ được hưởng mức lương cơ bản tương đối cao và chế độ phúc lợi xã hội tốt.
  • Thứ tư, nếu so sánh với hệ thực tập sinh, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn về mức lương tối thiểu, hợp đồng dài đến 10 năm, visa dạng business,…
  • Thứ năm, bạn sẽ được xuất cảnh tối đa lên đến 3 tháng ngay khi có kết quả chứng nhận vượt qua vòng phỏng vấn.
  • Cuối cùng, bạn sẽ được học tiếng Nhật với mức giá ưu đãi hơn.

Có lẽ hiếm có quốc gia nào có chế độ đãi ngộ cho hệ du học kĩ sư như Nhật Bản. Vì vậy, bạn không cần quá băn khoăn về trở ngại khi đến Nhật Bản.

2. Điều kiện đi du học kỹ sư Nhật Bản

Những điều kiện đi du học kỹ sư Nhật bản
Những điều kiện đi du học kỹ sư Nhật bản

Nếu có ý định đi du học kĩ sư Nhật Bản, bạn cần tìm hiểu để có thể đáp ứng được những nhu cầu từ phía nước bạn. Hãy cùng tìm hiểu những điều kiện mà các bạn cần phải có để có thể đến quốc gia hoa anh đào du học.

2.1. Điều kiện cơ bản

Những điều kiện cơ bản liên quan nhiều đến hồ sơ của bạn, cụ thể như sau:

  • Giới tính: không giới hạn.
  • Độ tuổi: 18 – 30 tuổi.
  • Học vấn: ít nhất phải tốt nghiệp THPT (có giấy chứng nhận tốt nghiệp).
  • Điểm số: điểm trung bình tổng các môn không dưới 5,0.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nhật: thấp nhất N5.
  • Chứng minh tài chính: khoảng 250 triệu trong tài khoản của người bảo lãnh, duy trì trong 1 năm.
  • Không vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, không có các tiền án tiền sự,…

2.2. Điều kiện về chi phí

Chi phí cũng là một trong những thông tin mà rất nhiều người quan tâm khi lựa chọn du học kĩ sư Nhật Bản. Vậy chi phí tại Nhật có đắt không? Bao gồm những khoản gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thống kê cụ thể như sau.

  • Phí xử lý hồ sơ 2 lần: 1500 USD (khoảng 33.000.000 VNĐ).
  • Học phí học ngoại ngữ (tại Việt Nam): Thông thường, lớp sơ cấp chỉ rơi vào khoảng 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ.
  • Phí chứng minh tài chính (thực phí): khoảng 3.000.000 VNĐ.
  • Vé máy bay: rơi vào khoảng 500 USD, tính ra tiền Việt là tầm 11.000.000 VNĐ.
  • Các chi phí sinh hoạt tại Nhật (sách vở, đồng phục, điện nước ở kí túc): tính tổng cộng sơ qua khoảng 4.000.000 VNĐ/tháng.
  • Giá phòng kí túc trong 3 tháng: khoảng tầm 10.000.000 VNĐ (tạm tính).
  • Học phí 1 năm tại trường Nhật Bản: 133.000.000 VNĐ (tạm tính). Trường hợp đi bằng học bổng, bạn sẽ được miễn giảm lên đến 100%.

So với các quốc gia khác, chi phí du học kĩ sư Nhật Bản có phần nhỉnh hơn so với các quốc gia khác cùng khu vực. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm tại Nhật cũng cao hơn rất nhiều. Mức phí tạm tính bên trên có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào trường mà bạn lựa chọn.

2.3. Điều kiện về hồ sơ

Các loại hồ sơ chuẩn bị đi du học cũng cần được quan tâm. Đây là những giấy tờ quan trọng, dựa vào đó các trường bên Nhật sẽ đưa ra quyết định nên chọn bạn hay không. Hãy cùng xem đây là những giấy tờ gì nhé:

  • 2 bản photo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước, có công chứng của chính quyền.
  • 2 bản photo hộ khẩu, có công chứng của chính quyền.
  • 2 bản photo giấy khai sinh, có công chứng của chính quyền.
  • 2 bản photo bằng tốt nghiệp bậc học cao nhất của bạn (THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học), có công chứng của chính quyền.
  • 8 ảnh 3×4 và 8 ảnh 4×6 .
  • Hộ chiếu (hạn sử dụng ít nhất 6 tháng).
  • Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nhật.
  • Giấy xác nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy khám sức khỏe.

2.4. Điều kiện về giấy tờ bảo lãnh

Đối với giấy tờ bảo lãnh, bạn cũng phải đặc biệt lưu tâm. Hãy rà soát xem người bảo lãnh của bạn đã đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • 2 bản photo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của người bảo lãnh, có công chứng của chính quyền.
  • Nếu người bảo lãnh không phải cha mẹ, bạn cần nhắc họ tải mẫu đơn cam kết bảo trợ tài chính và điền vào.
  • Bản sao kê tài khoản ít nhất 250.000.000 VNĐ, gửi trong nửa năm.

3. Hướng dẫn du học theo diện kỹ sư Nhật Bản

Hướng dẫn đi du học Nhật Bản diện kỹ sư
Hướng dẫn đi du học Nhật Bản diện kỹ sư

3.1. Học tiếng Nhật

Khi du học kĩ sư Nhật Bản bắt buộc bạn phải có giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ tiếng Nhật, thông thường là cấp N5, N4. Các bạn nên đăng ký khóa cấp tốc với lộ trình 3 tháng cho cấp N5 và 6 tháng cho cấp N4.

3.2. Xác định thời điểm du học

Ở Nhật cũng tương tự Việt Nam, có đợt tuyển sinh cụ thể. Trong năm, các trường bên Nhật có 2 thời điểm tuyển sinh chính và tuyển sinh phụ nhằm chiêu mộ thêm các du học sinh đến học tập.

  • Đợt tuyển sinh chính: tháng 4 và tháng 10.
  • Đợt tuyển sinh phụ: tháng 1 và tháng 7.

Nắm vững đợt tuyển sinh để có thể đưa ra quyết định học tiếng sao cho chuẩn xác nhất, để kế hoạch du học không bị trễ nải.

3.3. Chọn trường Nhật ngữ

Đăng ký vào các trường tại Nhật Bản cũng giống như việc thi đại học tại Việt Nam. Bạn hãy xác định rõ ngành nghề mình muốn làm để chọn trường.

3.4. Lựa chọn hình thức apply hồ sơ

Có 3 hình thức apply hồ sơ mà bạn nên biết:

  • Thứ nhất, tự mình apply.
  • Thứ hai, nhờ người thân, bạn bè có kinh nghiệm.
  • Thứ ba, nhờ trung tâm du học tư vấn.

Hình thức đầu tiên tiết kiệm nhất, tuy nhiên bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu và làm quen. Lời khuyên cho các bạn có ý định du học kĩ sư Nhật Bản là hãy nhờ trung tâm tư vấn du học giúp đỡ. Bạn mất một khoản phí nhỏ nhưng tiết kiệm được thời gian hơn.

3.5. Chuẩn bị hồ sơ và apply xin thư mời học, giấy tư cách lưu trú tại Nhật (COE)

Hồ sơ là thứ không thể thiếu đối với những ai muốn đi du học kĩ sư Nhật Bản. Các loại hồ sơ mà bạn không thể bỏ qua bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân
  • Giấy khai sinh
  • Bản gốc bằng cấp học lực cao nhất (cao đẳng, đại học)
  • Bản gốc học bạ cấp học cao nhất (cao đẳng, đại học).
  • Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước
  • Sổ hộ khẩu
  • 15 ảnh 3×4
  • Hộ chiếu thời hạn ít nhất 6 tháng
  • Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST)
  • Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính.
  • Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu)
  • Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của người bảo trợ tài chính.

Lưu ý: Các hồ sơ trên cần được dịch ra tiếng Nhật để nộp cho trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh. Đối với các hồ sơ có sử dụng song song 2 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh thì không cần phải dịch thuật.

3.6. Trả lời điện thoại của cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản

Đây là một bước khá quan trọng để quyết định xem bạn có được du học kĩ sư Nhật Bản hay không. Để xác nhận tư cách lưu trú tại Nhật, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra thông tin của bạn bằng cách gọi điện cho người bảo trợ tài chính, công ty của người bảo trợ tài chính và chính bạn để xác nhận thông tin. Chính vì lẽ đó, bạn điền thông tin gì thì cần phải nhớ rõ, nếu trả lời sai bạn sẽ bị đánh trượt hồ sơ.

3.7. Nhận giấy phép nhập học (COA), tư cách lưu trú (COE) và nộp học phí

Sau kiểm tra và xác nhận các thông tin của bạn, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gửi tư cách cư trú (COE) đến bạn trong khoảng 2 tháng. Lúc này, trường bạn đăng ký sẽ gửi thông báo nhập học và một số loại học phí đến bạn.

Công việc bây giờ của bạn là photo giấy báo nhập học cùng giấy báo học phí, sau đó mang theo hộ chiếu đến ngân hàng bất kỳ để chuyển khoản cho trường bên Nhật. Học phí sẽ tính bằng yên, bạn có thể đổi tiền từ ở nhà, hoặc đến ngân hàng và xin quy đổi từ VNĐ sang yên Nhật rồi nộp tiền.

3.8. Xin visa du học Nhật Bản

Hiện nay, bạn có 2 nơi để xin visa nhập cảnh đến Nhật Bản là Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản. Vì vậy:

  • Những người ở các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào và khu vực miền Nam sẽ xin visa ở Tổng lãnh sự quán Nhật Bản (TP.HCM).
  • Những người ở các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra và khu vực miền Bắc sẽ xin visa ở Đại sứ quán Nhật Bản (HN).
  • Để xin visa du học kĩ sư Nhật Bản, bạn cần đem theo đầy đủ 4 loại giấy tờ sau:
  • Hộ chiếu (thời hạn ít nhất 6 tháng)
  • Giấy tư cách lưu trú (COE)
  • Ảnh 4,5 x 4,5
  • Đơn xin visa

Sau khi hoàn thành việc xin visa, Đại sứ quán Nhật Bản sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp bạn bằng tiếng Nhật. Các câu hỏi nhằm kiểm tra năng lực học tập cũng như năng lực ngoại ngữ của bạn. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị tâm thế thật tốt để vượt qua vòng sát hạch này.

3.9. Đặt vé máy bay đến Nhật và hoàn thành thủ tục nhập học

Giấy báo nhập học sẽ ghi rõ thời gian nhập học của bạn. Bạn hãy đặt vé máy bay sớm nhất để không bị bỏ lỡ ngày nhập học. Một lưu ý là bạn nên chọn các hãng hàng không uy tín để giảm bớt rủi ro như trễ chuyến, delay sang ngày khác.

4. Quy trình xin đổi visa du học sinh sang visa kỹ sư

Hướng dẫn quy trình xin đổi Visa du học sang kỹ sư tại Nhật
Hướng dẫn quy trình xin đổi Visa du học sang kỹ sư tại Nhật

4.1. Quy định chuyển tư cách lưu trú của bộ tư pháp Nhật

Nếu bạn thuộc diện sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng một số chuyên ngành như IT, xây dựng, điện tử, cơ khí,… thì bạn sẽ được chuyển đổi sang visa kỹ sư khi được 1 doanh nghiệp Nhật Bản nhận vào làm.

4.2. Quy trình chuyển Visa du học sang kỹ thuật viên

Quy trình chuyển visa du học sang visa kỹ thuật viên dành cho 2 trường hợp là: du học sinh đã có bằng đại học, cao đẳng tại Việt Nam và du học sinh chưa có bằng đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

4.2.1. Đối với du học sinh đã có bằng đại học, cao đẳng tại Việt Nam

  • Đăng ký ứng tuyển vào 1 công ty tại Nhật Bản.
  • Tham gia phỏng vấn tuyển dụng.
  • Làm hồ sơ xin chuyển visa nộp lên cục xuất nhập cảnh.
  • Tiếp tục học ở trường trong khi chờ kết quả.
  • Nếu được nhận vào công ty, hãy làm đơn xin nghỉ học.

4.2.2. Đối với du học sinh chưa có bằng đại học, cao đẳng tại Việt Nam

  • Tốt nghiệp trường THPT đào tạo tiếng Nhật, đăng kí học lên bậc cao hơn tại Nhật.
  • Thi chứng chỉ tiếng Nhật N1 hoặc N2 trong thời gian học.
  • Ứng tuyển vào 1 công ty của Nhật.
  • Làm hồ sơ xin chuyển visa và nộp đơn lên cục xuất nhập cảnh.

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn cũng đã chuyển từ du học sinh sang kỹ sư, kỹ thuật viên đi làm tại Nhật Bản.

4.3. Hồ sơ nộp cho cục xuất nhập cảnh

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin chứng nhận tư cách lưu trú.
  • Bằng đại học/cao đẳng.
  • Giấy chứng nhận cho phép nghỉ học do trường cấp.
  • Bản sao hồ sơ khi xin lưu trú du học sinh.

4.4. Chi phí xin chuyển đổi tư cách lưu trú

Bạn có thể nhờ các văn phòng luật tại Việt Nam làm hộ phần này, giá giao động từ 1000 – 3000 USD.

5. Chi phí đi du học kỹ sư Nhật Bản

Chi phí đi du học kỹ sư Nhật Bản
Chi phí đi du học kỹ sư Nhật Bản

Một số chi phí bạn nên tìm hiểu và nắm rõ khi quyết định du học tại Nhật Bản như sau:

5.1. Chi phí du học

Tùy vào mỗi trường mà bạn theo học sẽ có mức phí khác nhau

5.2. Chi phí thuê nhà

Tùy theo các thành phố nơi bạn chọn sinh sống, phí thuê nhà sẽ rơi vào khoảng 30.000 – 60.000 yên.

5.3. Chi phí sinh hoạt

5.3.1. Tiền ăn

Ăn ở nhà sẽ tiết kiệm hơn, 1 tháng bạn sẽ mất khoảng 25.000 yên. Tiền điện: giá điện cao hơn Việt Nam một chút, khoảng 5000 yên/tháng. Tiền nước: phụ thuộc tùy người tiêu dùng, khoảng 3000 yên/tháng.

5.3.2. Chi phí đi lại

Tiết kiệm nhất hãy mua xe đạp để di chuyển, các phương tiện công cộng ở Nhật không có giá rẻ như Việt Nam.

6. Những ngành nghề dễ xin việc tại Nhật

Hiện nay, có 5 ngành nghề mà bạn có cơ hội trúng tuyển cao tại Nhật, đó là:

6.1. Kỹ sư nông nghiệp

Kỹ sư Nhật Bản - Ngành nghề chăn nuôi
Kỹ sư Nhật Bản – Ngành nghề chăn nuôi
  • Công việc liên quan: chăn nuôi và vắt sữa bò
  • Độ tuổi: 20 – 30
  • Mức lương: 25.000.000 VNĐ (thực lĩnh: 35.000.000 VNĐ)
  • Số lượng: 4 nữ
  • Thời hạn làm việc: 3 năm
  • Địa điểm làm việc: tỉnh Tottori

6.2. Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư Nhật Bản - Ngành nghề xây dựng
Kỹ sư Nhật Bản – Ngành nghề xây dựng
  • Công việc liên quan: quản lý công trình xây dựng
  • Độ tuổi: 22 – 32
  • Mức lương: 37.000.000 VNĐ (chưa tính làm thêm)
  • Số lượng: 6 nam
  • Thời hạn làm việc: 3 năm (có gia hạn)
  • Địa điểm làm việc: tỉnh Osaka

6.3. Kỹ sư công nghệ thông tin

Kỹ sư Nhật Bản - Ngành nghề công nghệ thông tin
Kỹ sư Nhật Bản – Ngành nghề công nghệ thông tin
  • Công việc liên quan: thiết kế chi tiết máy trò chơi điện tử Pachinko
  • Độ tuổi: 22 – 35
  • Mức lương: 40.000.000 VNĐ (chưa tính làm thêm)
  • Số lượng: 6 nam/nữ
  • Thời hạn làm việc: 3 năm (có gia hạn)
  • Địa điểm làm việc: tỉnh Aichi

6.4. Kỹ sư công nghệ thực phẩm

kỹ sư Nhật Bản - Ngành nghề công nghệ thực phẩm
Kỹ sư Nhật Bản – Ngành nghề công nghệ thực phẩm
  • Công việc liên quan: chế biến và đóng gói thực phẩm
  • Độ tuổi: 18 – 30
  • Mức lương: 26.000.000 VNĐ (chưa tính làm thêm)
  • Số lượng: 9 nữ
  • Thời hạn làm việc: 3 năm
  • Địa điểm làm việc: tỉnh Shiga

6.5. Kỹ sư cơ khí

Kỹ sư Nhật Bản - Ngành nghề cơ khí
Kỹ sư Nhật Bản – Ngành nghề cơ khí
  • Công việc liên quan: vận hành máy sản xuất, kiểm hàng bộ phận ô tô
  • Độ tuổi: 25 – 30
  • Mức lương: 38.000.000 VNĐ (chưa tính làm thêm)
  • Số lượng: 3 nữ
  • Thời hạn làm việc: 3 năm (có gia hạn)
  • Địa điểm làm việc: tỉnh Aichi

Du học kĩ sư Nhật Bản đang là con đường đang được ưa chuộng đối với người Việt Nam muốn lập nghiệp tại nước ngoài. Hy vọng rằng 5 mục tổng hợp trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định sang Nhật bản du học hệ kỹ sư.
Công ty Vinaeximco với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.

  • Mọi thông tin xin liên hệ số điện thoại: 0243 540 1286/ 0912 171 090.
  • Địa chỉ: Số 5 – ngõ 292 Kim Giang, phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
5/5 - (1 bình chọn)