Hướng dẫn bảo lãnh sang Nhật năm 2020

Khi người lao động đã có cuộc sống ổn định tại Nhật thì phần lớn đều có nhu cầu bảo lãnh người thân, bạn bè cùng sang Nhật để sinh sống, hưởng một cuộc sống sung túc thoải mái hơn. Vậy thủ tục, hồ sơ và các điều kiện để bảo lãnh sang Nhật là gì? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Xem thêm:

1. Sửa đổi luật lưu trú tại Nhật Bản năm 2020

Sửa đội luật lưu trú tại Nhật Bản trong năm 2019
Sửa đội luật lưu trú tại Nhật Bản trong năm 2020

Năm 2020 nhằm thu hút nhiều hơn những nguồn lực lao động chất lượng cao, Nhật Bản dự định có các thay đổi về cơ chế tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “kỹ năng đặc biệt”.

Với trường hợp kỹ năng đặc biệt số 2 tức là đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện. Thì người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Hiện điều luật này đang xem xét việc thực thi cho 14 ngành nghề sau: xây dựng, đóng tàu/ công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/ điện tử/ thông tin, bảo dưỡng/ sửa chữa ô tô và hàng không.

2. Các ngành nghề có điều kiện bảo lãnh sang Nhật Bản

Các ngành nghề có điều kiện bảo lãnh sang Nhật
Các ngành nghề có điều kiện bảo lãnh sang Nhật

Với những người muốn bảo lãnh sang Nhật (áp dụng cho vợ/chồng, con cái, bố mẹ và họ hàng có quan hệ nhiều nhất là 3 đời) thì phải có Visa của một trong các ngành nghề sau:

  • Giáo sư.
  • Nghệ thuật.
  • Tôn giáo.
  • Truyền thông báo chí.
  • Đầu tư – kinh doanh.
  • Nghiệp vụ luật – kế toán.
  • Y tế.
  • Nghiên cứu.
  • Giáo dục.
  • Kỹ thuật.
  • Các ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ quốc tế – nhân văn.
  • Chuyển trụ sở công tác.
  • Kỹ sư.
  • Hoạt động văn hoá nghệ thuật.
  • Du học.

3. Hồ sơ, giấy tờ và thủ tục bảo lãnh sang Nhật

3.1 Người bảo lãnh sang Nhật

Người bảo lãnh sang Nhật
Người bảo lãnh sang Nhật
  • Tờ khai lý do mời sang Nhật: Người bảo lãnh cần trình bày lý do mời bạn bè sang Nhật với Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán của Nhật tại Việt Nam. Người bảo lãnh cần lưu ý không sử dụng con dấu cá nhân mà phải là con dấu của công ty hoặc người đại diện công ty, trong trường hợp các nước không sử dụng con dấu thì cần chữ ký của cán bộ nơi người bảo lãnh học tập, làm việc.
  • Thư bảo lãnh: Cần điền đầy đủ thông tin vào các mục và quan trọng là con dấu không bị lem vì sẽ có thể mất hiệu lực.
  • Phiếu công dân: dùng để xác định người bảo lãnh có đang cư trú, làm việc, học tập tại Nhật Bản.
  • Giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh: bao gồm chứng nhận thu nhập/thuế, sổ tiết kiệm…
  • Danh sách người cần bảo lãnh (nếu có): Nếu bảo lãnh trên 2 người thì cần có danh sách kèm theo bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết.
  • Bản dự định kế hoạch trong thời gian ở Nhật: Cần có bản dự kiến kế hoạch ngày đến và ngày đi cùng thông tin chuyên may, mã bay của các chuyến hàng không sẽ sử dụng. Đồng thời cần ghi địa điểm cư trú trong thời gian ở tại Nhật, và đặc biệt là kế hoạch sẽ làm những công việc gì, địa điểm và thời gian. Nếu hoạt động kéo dài ở 1 địa điểm thì chỉ cần ghi rõ ngày đến và ngày đi.
  • Bản photo thẻ cư trú: Thẻ cư trú sẽ được photo mặt trước và mặt sau.
  • Bản photo Passport: Passport cần photo trang có đầy đủ thông tin cá nhân và những trang liên quan đến giấy phép cư trú.

3.2. Người được bảo lãnh

Người được bảo lãnh sang Nhật
Người được bảo lãnh sang Nhật
  • Quốc tịch Việt Nam: Điều đầu tiên là người được bảo lãnh cần có quốc tịch Việt Nam thì mới có thể tiến hành các thủ tục đăng ký Visa sang Nhật.
  • Đơn đăng kí xin Visa: Người được bảo lãnh cần có đơn đăng ký xin Visa theo mẫu và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
  • Passport: cần đầy đủ thông tin và đúng theo quy định của pháp luật.
  • Ảnh: 45mm*45mm theo mẫu đơn đăng ký và yêu cầu ảnh mới chụp.
  • Giấy tờ chứng minh tài chính: Giấy tờ chứng minh tài chính sẽ gồm chứng nhân thu nhập, sở hữu nhà đất, sổ tiết kiệm,… Đây là điều kiện đủ để tiến hành xin Visa, nếu không đủ điều kiện trên thì rất khó để có thể xin Visa bảo lãnh sang Nhật.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh: để xác nhận quan hệ với người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
  • Trường hợp mời người thân: Trong trường hợp mời người thân cần có giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn (nếu quan hệ vợ chồng). Ngoài ra nếu mời họ hàng thì cần giấy tờ chứng minh quan hệ, chứng minh thư.
  • Trường hợp mời bạn bè: Cách bảo lãnh sang Nhật tốt nhất cho trường hợp này là cần chuẩn ảnh chụp chung, thư từ hoặc cuộc gọi qua lại giữa hai người để làm chứng, càng chi tiết càng tốt.

3.3. Giấy tờ cần chuẩn bị khác

Các giấy tờ cần thiết khác để bảo lãnh người thân sang Nhật
Các giấy tờ cần thiết khác để bảo lãnh người thân sang Nhật
  • Ảnh chụp chung: để chứng nhận mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
  • Thư từ, email: để thể hiện mối liên hệ và trao đổi, qua lại giữa hai người.
  • Bản kê các cuộc gọi: Cần phải có bản kê khai các cuộc gọi quốc tế để chứng minh sự gắn bó và việc trao đổi thường xuyên.

Xem thêm: Hướng dẫn làm Visa kỹ sư Nhật Bản 

4. Địa điểm và thời gian

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội nơi tiếp nhận hồ sơ tại miền Bắc
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội nơi tiếp nhận hồ sơ tại miền Bắc

Người bảo lãnh sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bảo lãnh sang Nhật làm việc thì nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc văn phòng quản lý xuất nhập cảnh ở tỉnh, thành phố nơi bạn sống bên Nhật.

Sau khi hồ sơ được xét duyệt và trả về thì người bảo lãnh đang sống tại Nhật sẽ gửi các giấy tờ này về Việt Nam cho người được bảo lãnh.

Sau đó người được bảo lãnh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đơn xin Visa sang Nhật Bản tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội ở số 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồ Chí Minh ở số 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

Thời gian Đại sứ quán/Tổng lãnh sự Nhật Bản thụ lý hồ sơ thủ tục xin Visa bảo lãnh sang Nhật và trả lời kết quả là 1 tuần làm việc và họ có quyền yêu cầu bổ sung những giấy tờ cần thiết tuỳ theo trường hợp.

5. Những điểm cần chú ý

Những điểm cần chú ý khi bảo lãnh sang Nhật
Những điểm cần chú ý khi bảo lãnh sang Nhật
  • Chứng minh tài chính: có thể là người bảo lãnh làm ở Nhật hoặc người được bảo lãnh làm ở Việt Nam tùy theo khả năng tài chính của từng người.
  • Cách viết bảng dự kiến kế hoạch trong thời gian ở Nhật: Cần phải có tên người xin Visa, số lượng người được bảo lãnh, trong thời gian ở Nhật sẽ làm gì và ở đâu, đồng thời có tên và số điện thoại liên hệ khi cần và thông tin cư trú trong thời gian ở lại.
  • Giấy lý do mời: Bạn cần viết giấy lý do mời theo mẫu đã được quy định. Điền đầy đủ thông tin, phần lý do nên ghi chi tiết, ví dụ mời sang thăm nuôi, chăm người ốm, đoàn tụ gia đình hoặc du lịch….
  • Giấy chứng nhận bảo lãnh: Bạn sẽ ghi thông tin người được bảo lãnh như trên giấy mời nhưng thứ tự ngược lại và có thêm mục nghề nghiệp cho người được bảo lãnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc bảo lãnh sang Nhật và những thủ tục cần lưu ý, mong rằng các bạn đã có cho mình những thông tin cần thiết. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi – công ty hợp tác và xuất khẩu lao động Vinaeximco.

  • Số 9 M5 TT6 Bắc Linh Đàm – P.Đại Kim – Q. Hoàng Mai – Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 540 1286/ 0912 171 090
  • Email: vinaeximco.ptt@gmail.com
5/5 - (4 bình chọn)