Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản – 6 điều bạn cần biết

Rất nhiều người muốn trở thành kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản nhưng không phải ai cũng thực sự nắm rõ những thông tin về nghề này. Vì vậy, chúng tôi đã tổng kết lại 6 điều đáng lưu tâm để giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó đưa ra lựa chọn của mình.

Xem thêm:

1. Giới thiệu chung về ngành kỹ sư hóa Nhật Bản

Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản
Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản được cho là một ngành nghề thu hút nhiều lao động nước ngoài

Nhật Bản từ lâu đã là nổi tiếng với môi trường lao động văn minh nhưng có tính cạnh tranh lớn. Chất lượng về nhân viên luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là với ngành công nghiệp hóa chất. Không như những ngành lao động khác, ngành hóa chất có độ khó và những vấn đề chuyên môn phức tạp khiến nhà tuyển dụng không thể tuyển các sinh viên từ trường đại học. Chính vì vậy, kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Không những vậy, các kỹ sư hóa tại Nhật Bản còn chưa đáp ứng được vấn đề liên quan đến ngoại ngữ. Vì vậy, những ai muốn đảm nhiệm công việc này lại có sẵn ngoại ngữ thứ 2 sẽ được ưu tiên hơn rất nhiều.

2. 3 công việc kỹ sư hóa hay tuyển tại Nhật

Đối với kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản, các nhà tuyển dụng ưu tiên ai có thể đảm nhận được 3 công việc như sau:

2.1. Làm việc trong ngành sơn

Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản - sơn ô tô
Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản – Kỹ thuật pha chế sơn ô tô

Theo thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản, ngành sơn là ưu tiên số 1 của hầu hết người lao động. Đây là ngành có mức thu nhập ổn định, thậm chí cao hơn nhiều so với ngành khác. Sau đây là thông tin tuyển dụng của kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản, chuyên ngành sơn:

  • Nội dung công việc: chuyên ngành sản xuất linh kiện ô tô.
  • Số lượng yêu cầu: 18 nữ.
  • Mức lương: 40.000.000 VNĐ.
  • Độ tuổi: 22 – 30.
  • Thời hạn làm việc: 3 năm (có gia hạn).
  • Nơi làm việc: tỉnh Aichi.

2.2. Quản lý và điều chế hương liệu

Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản - Điều chế hương liệu
Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản – Điều chế hương liệu

Quản lý và điều chế hương liệu cũng là một phân mảng của kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản, đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn cao, khứu giác nhạy bén và gu cảm nhận tốt. Ưu điểm của ngành này là lao động không phải làm việc quá vất vả, tránh tình trạng mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe. Công việc liên quan đến điều chế hương liệu giúp lao động phát triển khả năng sáng tạo, môi trường linh động và thoải mái.

  • Nội dung công việc: chế biến gia vị.
  • Số lượng yêu cầu: 30 nữ.
  • Mức lương: 29.000.000 VNĐ (chưa tính làm thêm).
  • Độ tuổi: 20 – 30.
  • Thời hạn làm việc: 3 năm.
  • Nơi làm việc: Kyoto.

2.3. Vận hành máy cắt phôi

Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản - Vận hành cắt phôi
Kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản – Vận hành cắt phôi

Những công việc liên quan đến hóa chất và máy móc đều đòi hỏi độ chính xác và chuyên môn cao. Chính vì lẽ đó, vận hành máy cắt phôi cũng đang là ngành thiếu nguồn lao động chuyên nghiệp và có trình độ. Khả năng trúng tuyển trở thành kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản của các bạn là rất lớn, không có nhiều cạnh tranh khốc liệt như những công việc khác.

  • Nội dung công việc: vận hành máy.
  • Số lượng yêu cầu: 15 nam.
  • Mức lương: 37.000.000 VNĐ (chưa tính làm thêm).
  • Độ tuổi: 22 – 32.
  • Thời hạn làm việc: 3 năm (có gia hạn).
  • Nơi làm việc: Kyushu, tỉnh Mie.

3. Điều kiện để trở thành kỹ sư hóa

Điều kiện trở thành kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản
Điều kiện trở thành kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản

Để trở thành 1 kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản chuyên nghiệp, có thể làm việc tại xứ sở hoa anh đào, bạn cần đáp ứng được những tiêu chí cơ bản về nhân chủng học như sau:

  • Độ tuổi & giới tính: từ 20 – 35 tuổi cả Nam và Nữ.
  • Chiều cao: Đối với nam từ 1m65 trở lên. Đối với nữ từ 1m 55 trở lên.
  • Cân nặng: Cân nặng được tính đạt chỉ số MBI (đặt trong tương quan với chiều cao).
  • Sức khỏe: Đối với kỹ sư hóa Nhật Bản, yêu cầu phải có chứng nhận sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, giang mai, hủi, lậu,…
  • Ý thức đạo đức: kỹ sư hóa muốn làm việc tại Nhật Bản cần có hồ sơ trong sạch, không mắc các tiền án, tiền sự, không vi phạm pháp luật.
  • Các yêu cầu khác: Một số yêu cầu khác liên quan đến việc xăm trổ, kỹ sư hóa không được xăm trổ hay có sẹo trên cơ thể.

4. Hướng dẫn quy trình đi Nhật Bản diện kỹ sư hóa

Hướng dẫn quy trình đi Nhật Bản diện kỹ sư hóa
Hướng dẫn quy trình đi Nhật Bản diện kỹ sư hóa

4.1. Tìm các công ty xuất khẩu lao động hỗ trợ

Nếu có ý định làm việc tại Nhật Bản trong ngành hóa chất, các bạn trước hết cần tìm hiểu các công ty hỗ trợ lao động. Các thông tin mà bạn có thể tìm hiểu được tại đây là các công ty Nhật Bản nào đang tuyển kỹ sư hóa.

Từ đó, bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn giúp mình về những công việc cụ thể, công việc mà bạn đang quan tâm. Sau khi nghe xong lời tư vấn của nhân viên, bạn sẽ nắm được những thông tin bổ ích và có thể đưa ra quyết định của bản thân.

4.2. Cung cấp các thông tin

Cung cấp các thông tin cho nhà tuyển dụng cũng như công ty môi giới
Cung cấp các thông tin cho nhà tuyển dụng cũng như công ty môi giới

Nếu muốn làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, sau khi xác định rõ công việc mình muốn làm, bạn nên cung cấp thông tin cho họ biết. Những đơn vị tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn cho họ thông tin cá nhân về nhân chủng học như họ tên, ngày tháng năm sinh, kinh nghiệm làm việc,…

Ở giai đoạn này, bạn cần chủ động và đưa ra những thông tin tốt nhất khiến nhà tuyển dụng không thể bỏ qua mình.

4.3. Hoàn thiện hồ sơ – xin visa thị thực

Hoàn thiện hồ sơ và Visa là điều kiện quan trọng khi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Hoàn thiện hồ sơ và Visa là điều kiện quan trọng khi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Visa là yếu tố quan trọng giúp bạn đến Nhật Bản làm việc, vì vậy, bạn cần chú ý đến việc xin visa thị thực. Visa đi làm và đi du lịch có chế độ khác nhau dù cùng xin ở đại sứ quán Nhật Bản. Nếu làm visa đi làm, bạn nên tiến hành xin sớm vì:

Giờ làm việc của đại sứ quán là cố định, hàng ngày chỉ tiếp nhận một lượng hồ sơ nhất định. Vì vậy, nếu bạn không tiến hành sớm, hồ sơ của bạn sẽ bị trễ lại rất lâu và rất có thể mất nhiều thời gian để đến đại sứ quán xin visa.

Đối với việc xin visa đi làm, bạn cần đảm bảo nhiều yếu tố hơn đi du lịch. Chính vì vậy, nếu làm sớm, bạn sẽ nhanh chóng bổ sung được những thông tin còn thiếu nhờ tư vấn của nhân viên ở đại sứ quán.

Ngoài xin visa thị thực, bạn cần quan tâm đến những loại thông tin sau để đảm bảo quá trình đến với Nhật Bản được thuận lợi suôn sẻ. Dưới đây là những loại hồ sơ bạn cần lưu ý:

  • Sơ yếu lý lịch.
  • Đơn tự nguyện đăng ký dự tuyển.
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Bản sao chứng thực.
  • Chứng minh thư.
  • Sổ hộ khẩu.
  • Bằng tốt nghiệp THPT.
  • Giấy chứng nhận khác (chứng nhận gia đình chính sách, con thương binh).

Xem thêm: Visa kỹ sư Nhật Bản

4.4. Đặt cọc tiền thi

Đối với môi trường chuyên nghiệp như Nhật Bản, thi tuyển là hình thức căn bản và không thể bỏ qua. Khi tham gia thi tuyển, hãy luôn nhớ chi phí đặt cọc để nhà tuyển dụng tổ chức kỳ thi cho bạn. Thông thường, bạn sẽ đặt cọc trước thời gian diễn ra thi tuyển theo thông báo của công ty/ tổ chức mà bạn đăng ký làm việc.

4.5. Phỏng vấn với chủ người Nhật

Phỏng vấn với chủ người Nhật
Phỏng vấn với chủ người Nhật

Phỏng vấn là một trong những bước khiến nhiều lao động Việt Nam lo lắng. Tuy nhiên, bạn hãy thả lỏng nhé vì bạn đã xuất sắc vượt qua nhiều ứng viên để đến với vòng này.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng không quan tâm đến việc bạn nói hay hay có khả năng thuyết trình xuất sắc. Họ quan tâm đến trình độ chuyên môn và khả năng làm việc của bạn. Không nên quá căng thẳng mà hãy từ từ để họ cảm nhận được bạn là người có năng lực.

4.6. Chờ kết quả

Thời gian chờ kết quả, bạn chỉ cần lưu tâm về việc thông báo kết quả thi thôi. Bạn hãy thường xuyên truy cập vào trang web của công ty để không bỏ lỡ kết quả.

4.7. Chờ tư cách lưu trú

Tùy vào mục đích của bạn khi đến Nhật Bản mà chờ lưu trú lâu hay nhanh. Đối với trường hợp kỹ thuật viên, những người đi làm thì thời gian khoảng 2 – 3 tháng. Bạn không nên thấy thời gian nhiều mà quay trở lại đất nước mình mà nên ở lại tại Nhật.

Khoảng thời gian này hồ sơ của bạn có thể xảy ra nhiều vấn đề cần bạn có mặt ngay để giải quyết. Chính vì vậy, đây là lúc không được lơ là mà cần tìm hiểu thêm về việc ở lại Nhật Bản thế nào.

5. Hướng dẫn xin Visa lao động tại Nhật Bản

Hướng dẫn xin Visa lao động Nhật Bản
Hướng dẫn xin Visa lao động Nhật Bản

5.1. Hồ sơ chuẩn bị

Khi xin visa, bạn cần phải chuẩn bị một số loại hồ sơ như sau:

  • 1 đơn xin cấp visa.
  • Hộ chiếu (hạn sử dụng ít nhất 6 tháng).
  • 3 ảnh (giống như chụp hộ chiếu).
  • Sơ yếu lý lịch cá nhân.
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình).
  • Giấy tờ chứng minh công việc.
  • Chứng minh tài chính.
  • Bản photo hộ khẩu có công chứng.

5.2. Địa điểm xin Visa: Đại sứ quán Nhật Bản

Tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình

Tại Hồ Chí Minh: 261 Điện Biên Phủ, quận 3

5.3. Thời gian làm việc của đại sứ quán

Đại sứ quán Nhật Bản có giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6.

  • Buổi sáng từ 8h30ph đến 11h30ph,
  • Buổi chiều từ 1h30ph đến 16h45.

Các bạn lưu ý đến đúng thời gian này, ngoài thời gian, nhân viên đại sứ quán sẽ không giải quyết công việc cho bạn.

5.4. Thời gian cấp Visa

Thông thường, sau khi hoàn thành việc xin visa, bạn sẽ phải chờ một khoảng thời gian. Tùy vào mục đích bạn xin cấp visa mà thời gian dài hay ngắn. Đối với visa lao động, thời gian dao động từ 5 đến 7 ngày.

6. 10 Chi phí cần thiết để đi làm tại Nhật theo diện kỹ sư hóa học

10 Chi phí làm cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản diện kỹ sư hóa học
10 Chi phí làm cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản diện kỹ sư hóa học

6.1. Hộ chiếu

Hộ chiếu bạn làm tại địa phương với mức giá 200.000 VNĐ.

6.2. Visa

Visa nhập cảnh và quá cảnh có mức giá khác nhau. Thông thường, bạn sẽ cần khoảng 500.000 VNĐ cho 1 lần làm visa.

6.3. Khám sức khỏe

Bạn có thể khám sức khỏe ở các cơ sở y tế, giấy khám sức khỏe không cao, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ cho 1 giấy khám sức khỏe.

6.4. Học phí đào tạo dự bị (nếu có)

Thông thường, các công ty sẽ có quyết định đào tạo dự bị hay không sau khi xem hồ sơ của bạn.

6.5. Chi phí học tiếng Nhật (tùy theo trình độ)

Để tiết kiệm bạn nên học tiếng trước tại Việt Nam đến khoảng N4 để tiết kiệm chi phí học tiếng. Theo trình độ, chi phí học tiếng sẽ cao hơn hoặc thấp hơn. Thông thường, bạn chỉ cần có N4 hoặc N3 là có thể làm việc hiệu quả với người Nhật.

6.6. Chi phí ăn ở

Chi phí ăn ở tại Nhật Bản sẽ rơi vào khoảng từ 1,5 – 3 man (khoảng 3 – 6 triệu VNĐ).

6.7. Vé máy bay

Đối với vé máy bay, bạn sẽ mua được với nhiều mức giá khác nhau. Nếu muốn mua được vé máy bay giá rẻ, bạn nên đặt trước khoảng 1 tháng.

6.8. Học phí đào tạo chính thức

Tùy thuộc vào công ty mà bạn đăng ký, chi phí đào tạo cũng khác nhau.

6.9. Chi phí đào tạo tay nghề

Chi phí đào tạo tay nghề cũng do công ty mà bạn lựa chọn quyết định. Nếu bạn có chuyên môn về ngành nghề, chi phí sẽ thấp hơn nhiều.

6.10. Chi phí ôn tập trước khi xuất cảnh

Đối với việc ôn tập trước khi xuất cảnh, người lao động có thể hoàn toàn làm chủ được. Nếu bạn có thêm 1 ngoại ngữ thì việc trúng tuyển là rất cao. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Hy vọng rằng, 6 mục tin tức trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào định hình được về công việc của một kỹ sư hóa làm việc tại Nhật Bản. Trong quá trình học tập và làm việc, những khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Bạn hãy note lại những thông tin trên để nếu gặp phải có thể tự xử lý một cách nhanh nhất nhé!

 

5/5 - (2 bình chọn)