Tổng hợp 9 chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản cập nhật 2018

Nhiều người muốn đến Nhật Bản làm việc nhưng còn e ngại vì không biết xuất khẩu lao động Nhật Bản hết bao nhiêu tiền. Những chi phí để đến xứ hoa anh đào có đắt không, bao gồm những khoản gì sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết sau.

Xem thêm:

1. Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật giảm mạnh

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật giảm mạnh trong năm 2018
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật giảm mạnh trong năm 2018

Những năm trước (2013 – 2015) để đi Nhật Bản làm việc, bạn có thể mất đến 200.000.000 VNĐ – 250.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, mức phí đã giảm đi trong 3 năm gần đây (2016 – 2018) xuống chỉ còn ⅓ đến ⅔ số tiền trên. Đối với các hợp đồng ngắn hạn chỉ từ 1 năm đổ xuống, chi phí chỉ còn khoảng 60.000.000 VNĐ đến 70.000.000 VNĐ.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chi phí xuất khẩu lao động thấp không có nghĩa là mức lương của bạn tại Nhật cũng sẽ thấp. Các doanh nghiệp đều cần nhân công làm thêm giờ nên mức lương của bạn sẽ cao hơn mức bình thường. Đồng thời mỗi tỉnh của Nhật Bản đều có mức lương cơ bản nên bạn hoàn toàn có thể tự ước lượng được tiền lương của mình.

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản giảm mạnh do nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng ổn định mức phí rẻ như hiện nay. Vì vậy, nếu có dự định đến Nhật làm việc, bạn hãy nắm bắt lấy thời cơ này để tiết kiệm được một khoản vốn của mình.

2. Những thay đổi về chi phí xuất khẩu lao động

thay đổi về chi phí xuất khẩu lao động
Thay đổi về chi phí xuất khẩu lao động trong năm nay

Chi phí xuất khẩu lao động sẽ có những thay đổi nhất định theo từng đợt. Vì vậy để xác định được xuất khẩu lao động Nhật Bản hết bao nhiêu tiền, bạn cần nắm rõ những thay đổi này. Theo thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT – BLĐTBXH – BTC, chi phí thay đổi cụ thể như sau:

2.1. Chi phí môi giới

Đây là tiền doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới vì đã giúp kết nối với người lao động, ký kết được hợp đồng lao động. Người lao động phải hoàn trả cho doanh nghiệp 1 phần hoặc toàn bộ phí môi giới:

  • Không áp dụng khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được nhà tuyển dụng gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
  • Không được thu tiền môi giới của người lao động nếu thị trường, hợp đồng của công ty nước ngoài không có yêu cầu tiền môi giới.
  • Tiền môi giới phải được thể hiện trong hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng riêng về tiền môi giới được ký giữa doanh nghiệp và bên môi giới.
  • Nếu lợi dụng quy định về tiền môi giới để thu, chi sai mục đích, không đúng đối tượng, trục lợi thì người ra quyết định thu, chi phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  • Phần tiền môi giới mà người lao động hoàn trả (nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp thu một lần tiền môi giới của người lao động trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Khi thu tiền môi giới của người lao động, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động. Khoản tiền môi giới mà người lao động hoàn trả không tính vào doanh thu của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải nộp thuế.
  • Phần tiền môi giới mà doanh nghiệp chi (nếu có) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2. Chi phí dịch vụ

Người lao động sẽ phải trả cho doanh nghiệp 1 khoản phí để thực hiện hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Theo đó:

  • Phí dịch vụ phải thông qua thỏa thuận giữa doanh nghiệp thỏa thuận và người lao động. Có thể thu phí dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Nếu người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài.
  • Nếu người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký.

2.3. Chi phí quỹ đảm bảo

Chi phí quỹ đảm bảo hay còn gọi là tiền chống trốn là chi phí ràng buộc giữa người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu. Nó nhằm đảm bảo duy trì hợp đồng, tránh phá hợp đồng khi đang trong thời hạn.

Khi người lao động về nước khi hết hợp đồng, tiền này sẽ được hoàn trả lại 100%.
Tuy nhiên, đến năm 2018, quy định này đã được Bộ Lao động xóa bỏ, vì vậy cần cẩn trọng đối với doanh nghiệp yêu cầu bạn đóng loại tiền này.

3. Chi tiết phí xuất cảnh cho 6 ngành nghề tại Nhật

Xuất khẩu Nhật Bản hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào chi phí xuất cảnh của từng ngành nghề. Theo đó, mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có mức chi phí riêng. Dưới đây là thống kê chi phí xuất cảnh theo từng ngành nghề:

3.1. Xây dựng

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề xây dựng
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề xây dựng

Đơn hàng liên quan đến xây dựng phí xuất cảnh rơi vào khoảng 3.600 USD – 4.000 USD (tương đương 110.000.000 VNĐ – 130.000.000 VNĐ) và không phải đặt cọc chống trốn. Trong đó:

  • Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển: khoảng 500 USD – 800 USD.
  • Chi phí phát sinh khác: khoảng 10.000.000 VNĐ. 

3.2. Nông nghiệp

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề nông nghiệp
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề nông nghiệp

Đơn hàng liên quan đến nông nghiệp phí xuất cảnh rơi vào khoảng 4.000USD – 5.000 USD (tương đương 115.000.000 VNĐ – 135.000.000 VNĐ) và không phải đặt cọc chống trốn. Trong đó:

  • Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển: khoảng 600 USD.
  • Chi phí phát sinh khác: khoảng 10.000.000 VNĐ.

3.3. Cơ khí

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề cơ khí
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề cơ khí

Đơn hàng liên quan đến cơ khí như hàn, tiện, phí xuất cảnh rơi vào khoảng 5.000 USD (tương đương 140.000.000 VNĐ) và không phải đặt cọc chống trốn. Trong đó:

  • Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển: khoảng 800 USD.
  • Chi phí phát sinh khác: khoảng 10.000.000 VNĐ. 

3.4. May mặc

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề may mặc
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề may mặc

Đơn hàng liên quan đến may mặc phí xuất cảnh rơi vào khoảng 3.000 USD -3.500 USD (tương đương 80.000.000 VNĐ – 100.000.000 VNĐ) và không phải đặt cọc chống trốn. Trong đó:

  • Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển: khoảng 400 USD – 600 USD.
  • Chi phí phát sinh khác: khoảng 10.000.000 VNĐ.

3.5. Thủy sản

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề thủy sản
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề thủy sản

Đơn hàng liên quan đến nuôi trồng thủy sản phí xuất cảnh rơi vào khoảng 4.000 USD – 4.500 USD (tương đương 125.000.000 VNĐ – 135.000.000 VNĐ) và chế biến thủy hải sản là 4.500 USD – 5.000 USD (tương đương 135.000.000 VNĐ – 140.000.000 VNĐ) và không phải đặt cọc chống trốn. Trong đó:

  • Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển: khoảng 600 USD – 800 USD.
  • Chi phí phát sinh khác: khoảng 10.000.000 VNĐ. 

3.6. Điện tử

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề điện tử
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề điện tử

Đơn hàng liên quan đến điện tử phí xuất cảnh rơi vào khoảng 5.000 USD – 6.000 USD (tương đương 160.000.000 VNĐ) và không phải đặt cọc chống trốn. Trong đó:

  • Tiền ăn + ở + học sau trúng tuyển: khoảng 600 USD – 800 USD.
  • Chi phí phát sinh khác: khoảng 10.000.000 VNĐ. 

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế Việt Nam (VINAEXIMCO..,JSC) là doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín được Bộ Lao động – TBXH cấp phép và quản lý, có trách nhiệm và quyền lợi đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

  • Tel: 0243.540.1286
  • Địa chỉ văn phòng công ty: Số 5, ngõ 292 Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Mr Toàn: 0912 171 090 – email: Ldtoan1977@gmail.com
  • Ms Trang: 0974 673 293 – email: phamthuytrang222@gmail.com

Trên đây là những thông tin về chi phí đi Nhật Bản làm việc. Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi xuất khẩu lao động Nhật Bản hết bao nhiêu tiền. Hãy ghi lại những khoản phí này để chủ động hơn trong những dự định chi tiêu của mình!

5/5 - (1 bình chọn)