Giải đáp thắc mắc về việc cấp visa E-7 cho những lao động chuyện môn, có kĩ năng, tay nghề cao đi Hàn quốc

Bắt đầu từ tháng 10/2011, Bộ Lao động Hàn Quốc đã công bố chính sách cấp visa (tư cách cư trú) theo dạng hoạt động chuyên môn cho những lao động có tay nghề cao. Theo đó, có rất nhiều lao động muốn xin Visa E-7 nhưng gặp khó khăn trong vấn đề tìm hiểu, tiếp cận thông tin. Sau đây, xin được tóm tắt lại những điểm chính về việc “cấp phép visa hoạt động chuyên môn cho lao động nước ngoài có tay nghề cao”:

– Hỏi: Bây giờ tôi là lao động bất hợp pháp nhưng trước đây tôi đã làm việc 4 năm với tư cách hợp pháp, vậy tôi có được xin cấp visa E-7 không?
– Đáp: Không thể. Người lao động chỉ có thể đăng kí khi đang có các loại vi sa E-9 (visa cho các nhóm công việc không chuyên), visa E-10 (Thủy thủ), Visa H-2 (lao động dưới hình thức thực tập sinh).

– Hỏi: Với trường hợp Visa G-1 (visa cho người bị tai nạn lao động) thì sao? 
– Đáp: Không được phép đăng kí visa E-7. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây có khả năng đăng kí: trường hợp đang tiến hành các thủ tục pháp lí hay điều trị tai nạn lao động, trường hợp đang trong quá trình thay đổi tư cách cư trú sang visa G-1.

– Hỏi: Điều kiện phải “sở hữu học lực từ cử nhân trở lên” là như thế nào? 
– Đáp: Là những người đã được đào tạo từ 2 năm trở lên trong các trường dạy nghề chuyên nghiệp và bằng cử nhân hợp lệ (bằng cử nhân do các cơ quan giáo dục chính qui của nước đó ban hành). Để ngăn chặn trường hợp làm hồ sơ hay bằng giả cần phải có giấy chứng nhận Apostille của chính quyền địa phương (dành cho đối tượng lao động Mông Cổ và Kirgizstan) hoặc giấy xác nhận của Lãnh sự quán Hàn Quốc.

– Hỏi: Điều kiện sở hữu trình độ tiếng Hàn từ cấp 3 trở lên? 
– Đáp: Là những người trải qua kì thi Năng lực tiếng Hàn do Viện giáo dục Quốc tế Quốc gia tổ chức và đạt được chứng nhận trình độ từ cấp 3 trở lên. Không có giới hạn thời gian của bằng chứng nhận này.

– Hỏi: Chương trình hội nhập xã hội là gì? 
– Đáp: Là trường trình được tổ chức với 415 giờ học tiếng Hàn và 50 giờ tìm hiểu xã hội Hàn Quốc dành cho đối tượng là tất cả những cư dân di trú. Những người đăng kí chương trình này sẽ được đánh giá trình độ tiếng Hàn theo điểm số để từ đó phân loại theo các cấp độ các nhau nhằm rút ngắn quá trình đào tạo. Với những người đã đảm bảo trình độ tiếng Hàn theo yêu cầu (từ cấp 3 trở lên) có thể được miễn tham gia các lớp tiếng Hàn.

– Hỏi: Làm sao để biết được thu nhập trong 1 năm gần đây nhất của người lao động theo các ngành nghề tương ứng có bằng hoặc lớn hơn mức lương trung bình hay không?
– Đáp: Với những lao động đã làm việc trong 1 năm gần đây nhất tại các ngành nghề: sản xuất, xây dựng, nông – ngư nghiệp, để biết xem tổng số lương thực tế mình nhận được tùy theo các ngành nghề tương ứng, có bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập trung bình hay không, có thể kiểm tra tại phần “Tiền lương tháng theo ngành nghề” (직종별 월급여) với các cơ sở tuyển dụng từ 5 lao động trở lên, nằm trong “Báo cáo điều tra khảo sát lao động theo loại hình tuyển dụng” (고용형태별근로실태조사 보고서). Báo cáo này được Bộ Lao động Hàn Quốc ban hành vào tháng 6 hàng năm (có thể kiểm tra trên trang web của Bộ Lao động Hàn Quốc).

– Hỏi: Nếu chủ tuyển dụng khai tiền lương thấp hơn so với thực tế thì có thể chứng minh qua Sổ nhận lương hoặc Giấy nhận lương không?
– Đáp: Luật này lấy tiêu chuẩn Biên lai khấu trừ thuế thu nhập đã được báo cáo tại sở thuế và sẽ đối chiếu, so sánh với tổng số tiền lương lao động nhận được trong vòng 12 tháng (tính cả các trường hợp lao động làm tại nhiều chỗ khác nhau). Với trường hợp là các cơ sở nhỏ như loại hình nông – ngư nghiệp không khấu trừ thuế thu nhập thì có thể kiểm tra cụ thể bằng Giấy nhận lương.

– Hỏi: Người lao động có thể cử đại diện đăng kí xin visa E-7 hay không? 
– Đáp: Nhân viên hay chủ tuyển dụng tại nơi người lao động đang làm việc hoặc cơ quan pháp lí hay luật sư có tư cách pháp lí đại diện đăng kí visa cho người lao động nước ngoài.

– Hỏi: Sau khi nhận visa E-7 thì việc xin visa sau đó sẽ tiến hành thế nào?

– Đáp: Được gia hạn mỗi năm một lần và không giới hạn thời gian cư trú.

– Hỏi: Sau khi nhận E-7 có được mời gia đình sang không?
– Đáp: Người có visa E-7, nếu sở hữu tài sản trên 20 triệu won và được Cục Quản lý Xuất nhập cảnhcấp Giấy chứng nhận tài sản có thể mời bạn đời và con cái (vị thành niên).

– Hỏi: Nếu muốn đăng kí xin quyền cư trú lâu dài thì sao?

– Đáp: Khi làm viên trên 1 năm với visa E-7, thông qua chế độ chấm điểm có thể đăng kí đổi sang visa F-2. Trong thời gian lao động, nếu người lao động thỏa mãn các điều kiện như có thu nhập trên mức lương lao động trung bình hoặc có giấy chứng nhận kĩ sư công nghiệp thì có khả năng đổi sang visa định cư dành cho lao động chuyên môn F-2. Sau khi đã trải qua 3 năm làm việc dưới visa F-2 có khả năng đổi sang visa định cư lâu dài F-5. Những lao động có visa E-7 làm việc hợp pháp trên 5 năm cũng có khả năng đổi sang visa F-5.

(Theo Bộ Lao động Hàn Quốc)

Rate this post