20 Quyền lợi làm việc tại Đài Loan

Nếu bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan vậy thì không thể không tìm hiểu trước về quyền lợi làm việc tại Đài Loan. 20 quyền lợi khi làm việc tại Đài Loan dưới đây sẽ giúp bạn bảo đảm lợi ích bổ sung những kiến thức cơ bản mà bạn cần tham khảo trước khi đi xuất khẩu lao động.

Xem thêm:

1. Thẻ cư trú

Thẻ cư trú Đài Loan
Thẻ cư trú Đài Loan

Bạn có quyền giữ thẻ cư trú của mình và nên đem theo giấy tờ tùy thân này bất cứ khi nào phải ra ngoài. Nên nhớ rằng chủ doanh nghiệp hoặc chủ nhà của bạn không có quyền được giữ thẻ cư trú của bạn.

Lưu ý: trong vòng 15 ngày sau khi bạn nhập cảnh sang Đài Loan lần đầu tiên thì phải đến Sở Di Dân địa phương để tiến hành làm thẻ cư trú. Quá hạn sẽ phải chịu mức phạt theo quy định từ 2.000 – 10.000 Đài Tệ.

2. Quyền lợi làm việc tại Đài Loan về bảng lương

Bảng lương Đài Loan
Bảng lương Đài Loan

Chủ thuê phải cung cấp cho bạn bảng lương có cả tiếng Hoa và tiếng Việt.

Bảng lương mà doanh nghiệp cung cấp cho bạn phải có nội dung rõ ràng và đầy đủ về các khoản tiền lương và khoản tiền khấu trừ.Nếu chủ thuê không cung cấp bảng lương cho bạn, hoặc bảng lương không đủ thông tin chi tiết thì bạn có thể liên hệ với Cục Lao Động địa phương để yêu cầu họ bắt buộc chủ thuê phải cung cấp bảng lương chi tiết cho bạn.

Bạn nên giữ lại tất cả bảng lương để đề phòng trường hợp xảy ra tranh chấp về các khoản bồi thường, tiền thuế và tiền tăng ca, tiền lương. Bởi khi xảy ra tranh chấp bạn cần phải có đầy đủ bảng lương và thẻ cư trú, bản hợp đồng để làm bằng chứng cho đến khi nhận được khoản tiền hồi thuế cuối cùng.

3. Tiền lương và tiền tiết kiệm

Tiền lương và tiền tiết kiệm tại Đài Loan
Tiền lương và tiền tiết kiệm tại Đài Loan

Theo thông báo chính thức từ chính phủ Đài Loan. Từ ngày 01/01/2024 mức lương cơ bản của người lao động sẽ tăng lên 27.470 Đài tệ/tháng (tương đương ~22 triệu đồng) vì thế quyền lợi làm việc tại Đài Loan của bạn là tiền lương được trả không được thấp hơn mức lương cơ bản của người lao động tại Đài Loan.

Chủ thuê không có quyền bắt ép bạn ký tên để giữ tiền tiết kiệm mỗi tháng.

Những khoản tiền được phép trừ trên bảng lương bao gồm: thuế thu nhập, tiền ăn ở, bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế.

Bạn nên tự mình giữ con dấu và sổ tiết kiệm ngân hàng sau khi chủ thuê lập tài khoản ngân hàng cho bạn để gửi tiền tiết kiệm hàng tháng (con dấu và sổ tiết kiệm luôn phải đi đôi với nhau mới có hiệu lực tại ngân hàng).

4. Chi phí môi giới

tiền môi giới làm việc tại Đài Loan
Tiền môi giới làm việc tại Đài Loan

Phí phục vụ môi giới sẽ thay đổi theo từng năm. Những năm sau sẽ thấp hơn năm trước và thông thường phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu.

Người lao động có thể tự ý chấm dứt hợp đồng với công ty môi giới và có quyền ký hợp đồng với công ty môi giới khác mà không bị phạt tiền.

Quyền lợi làm việc ở Đài Loan của bạn là bạn có thể tự mình trả phí dịch vụ môi giới và phải yêu cầu được cung cấp biên lai thu phí. Chủ thuê không có quyền trừ phí dịch vụ môi giới vào khoản lương của bạn.

Môi giới không có quyền yêu cầu bạn ký vào hợp đồng cho môi giới trừ tiền của bạn. Nếu đã ký thì cần gọi điện cho các tổ chức công nhân lao động để được giúp đỡ.

5. Nơi ở, chỗ ở

nơi ở chỗ ở tại Đài Loan
Nơi ở chỗ ở tại Đài Loan

Chủ thuê và môi giới nếu muốn đổi chỗ ở của bạn cần phải thông báo cho Cục Lao Động địa phương, nếu họ tự ý đổi chỗ ở của bạn là bất hợp pháp. Trong trường hợp chủ thuê hoặc môi giới tự chuyển chỗ ở thì bạn phải lưu lại bằng chứng bằng cách ghi âm hội thoại giữa bạn và chủ thuê/môi giới, nội dung cần có là câu từ chối đi theo chủ thuê/môi giới đến nơi khác để bắt buộc chủ thuê/môi giới phải nộp phạt.

Sau khi chuyển chỗ ở, bạn cần đến Văn Phòng sở di dân để đổi địa chỉ trên thẻ cư trú. Nếu không sẽ bị phạt theo quy định từ $2,000 đến $10,000 Đài tệ. Nếu bạn tự ý đổi chỗ ở, người bị phạt sẽ là bạn. Nếu chủ thuê hoặc môi giới tự ý đổi chỗ ở của bạn, người bị phạt sẽ là chủ thuê hoặc môi giới.

Nếu bạn muốn chuyển ra ngoài ở, bạn cần thông báo đến Văn Phòng Sở Di Dân và được sự đồng ý của Bộ Lao Động.

Khi chưa có sự đồng ý của Bộ Lao Động và Sở Di Dân mà bạn đã tự ý chuyển ra ngoài ở thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: 12 kinh nghiệm đi Đài Loan làm việc

6. Các thông tin về thuế

các thông tin về thuế tại Đài Loan
Các thông tin về thuế tại Đài Loan

6.1. Tỷ lệ thuế đối với lao động không thường trú

Nếu lao động cư trú tại Đài Loan dưới 183 ngày/năm thì sẽ phải đóng mức thuế là 20% đối với mức lương cơ bản.

6.2. Tỷ lệ thuế đối với diện thường trú

Nếu lao động cư trú tại Đài Loan trên 183 ngày/ năm thì sẽ phải đóng mức thuế là 6% đối với mức lương cơ bản.

6.3. Tỷ lệ thuế khi quay lại Đài Loan lần thứ 2

Khi bạn quay lại Đài Loan lần thứ 2 thì quyền lợi làm việc tại Đài Loan về mức thuế bạn phải đóng cũng sẽ tính theo diện lao động thường trú và không thường trú như trên.

6.4. Thuế tiền ăn

Tiền ăn sẽ được miễn thuế là $1,800 Đài Tệ

6.5. Hoàn thuế và báo thuế

Môi giới phải báo thuế cho người lao động vào mỗi tháng 5 của mỗi năm và trước khi bạn về nước. Nếu trong phiếu báo thuế của bạn có nêu ra mức lương bị trừ để đóng thuế cao hơn mức thuế mà bạn phải đóng thì bạn sẽ được hoàn thuế sau 6 tháng.

6.6. Tiền hồi thuế

Nếu sau 1 năm khi người lao động đã về nước mà vẫn chưa nhận được tiền hồi thuế thì bạn có thể viết đơn đến Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, HMISC để nhờ kiểm tra số tiền hồi thuế của bạn là bao nhiêu.

7. Đóng thuế

Đóng thuế tại Đài Loan
Đóng thuế tại Đài Loan

Tất cả người lao động đến làm việc trên lãnh thổ Đài Loan đều phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Chủ thuê và môi giới không có quyền khấu trừ tiền thuế thu nhập đối với lao động theo diện giúp việc nhà.

Những lao động làm việc tại Đài Loan theo diện không thường trú thì sẽ không được hoàn trả tiền vào dịp hoàn thuế năm sau. Những người lao động này cần có mặt tại Đài Loan trước ngày 1/7 trong năm.

Những lao động làm việc tại Đài Loan theo diện thường trú thì sẽ được hoàn trả tiền trong lần hoàn trả thuế vào năm sau. Thời gian trả thuế tùy thuộc vào Sở Thuế tại địa phương, có thể từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm sau.

8. Quyền lợi làm việc tại Đài Loan về số tiền hồi thuế

Tiền hồi thuế tại Đài Loan
Tiền hồi thuế tại Đài Loan

Người lao động có quyền đến Sở Thuế để hỏi về số tiền hồi thuế mỗi năm của mình. Ngoài ra khi đến Sở Thuế hỏi về tiền hồi thuế người lao động cần đem theo thẻ cư trú và hộ chiếu, khi trình lên hỏi thuê người lao động sẽ nhận được lời giải đáp tận tình của nhân viên Sở Thuế.

9. Ngăn chặn việc khấu trừ thuế

Ngăn chặn việc khấu trừ thuế tại Đài Loan
Ngăn chặn việc khấu trừ thuế tại Đài Loan

Về việc ngăn chặn việc khấu trừ thuế, bạn có quyền không đồng ý cho chủ thuê trừ 18% tiền lương nếu mức lương mà bạn được nhận dưới 30,012 Đài Tệ.

10. Bảo hiểm Y tế

bảo hiểm y tế tại Đài Loan
Bảo hiểm y tế tại Đài Loan

Chủ thuê sẽ có trách nhiệm phải đăng ký làm thẻ bảo hiểm Y Tế cho người lao động và không có quyền giữ thẻ này. Số tiền bảo hiểm y tế sẽ được trừ vào tiền lương và được thể hiện rõ trên bảng lương của bạn.

Người lao động đi theo diện giúp việc nhà thì không được hưởng bảo hiểm lao động và chỉ được hưởng bảo hiểm y tế.

11. Khám sức khỏe

khám sức khỏe tại Đài Loan
Khám sức khỏe tại Đài Loan

Môi giới cần đưa người lao động đi khám sức khỏe tại bệnh viện của Bộ Lao Động chỉ định. Lần 1 là trong vòng 3 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan. Lần thứ 2 là sau đó 6 tháng, lần thứ 3 là sau 18 tháng và lần thứ 4 là sau 30 tháng.

Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe, trong thời hạn 15 ngày, bạn phải xuất trình giấy tờ sau:

  • giấy phép lao động.
  • báo cáo kiểm tra sức khoẻ.
  • danh sách lao động nước ngoài.
  • giấy khám sức khỏe theo đợt.

11.1. Những lưu ý về việc khám sức khỏe

Những lưu ý về khám sức khỏe tại Đài Loan
Những lưu ý về khám sức khỏe tại Đài Loan

Bệnh viêm gan B và sốt rét sẽ chỉ kiểm tra 2 lần, trước và sau khi nhập cảnh vào Đài Loan và không cần kiểm tra lại trong những lần khám định kỳ khác.

HIV/AIDS, lao phổi, giun sán, bệnh proges-salmon sẽ được kiểm tra trong tất cả các lần khám định kỳ. Nếu bạn mắc phải 1 trong những bệnh trên thì theo quyền lợi làm việc tại Đài Loan, bạn có quyền yêu cầu được đi khám lại ở bệnh viện chuyên trị những bệnh đó.

Nếu bạn mắc phải căn bệnh lao phổi, bạn sẽ được cách ly để điều trị trong vòng 6 tháng tại Đài Loan. Trong trường hợp môi giới đòi đưa bạn về nước, bạn có quyền từ chối và ở lại Đài Loan chữa trị. Sau thời gian chữa trị xong và hết bệnh, bạn có quyền xin đổi chủ và đi làm cho hết hợp đồng còn lại.

Nếu bạn bị nhiễm HIV/AIDS, bạn sẽ không bị trả về nước, bạn có quyền điều trị ở Đài Loan nhưng phải chịu toàn bộ chi phí điều trị.

Nếu bạn xét nghiệm có giun sán thì sẽ được ở lại uống thuốc 45 ngày. Sau 45 ngày nếu hết giun sán thì bạn sẽ không phải về nước.

12. Những thông tin cho lao động nữ và lao động nữ có thai

12.1. Có thai

Lao động nữ có thai tại Đài Loan
Lao động nữ có thai tại Đài Loan

Chủ thuê và môi giới không có quyền ép buộc người lao động nữ về nước bằng lý do mang thai.

Việc kiểm tra mang thai chỉ được kiểm tra 2 lần, trước và sau khi nhập cảnh vào Đài Loan. Nếu chủ thuê/môi giới yêu cầu bạn tiếp tục kiểm tra về việc có thai những lần khám định kỳ khác là bất hợp pháp.

Người lao động nữ hợp pháp, khi mang thai, luật lao động Đài Loan cho phép người lao động được chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn, được quyền nghỉ dưỡng thai và hưởng lương 8 tuần nghỉ phép sau khi sinh con.

Nếu chủ thuê yêu cầu bạn nghỉ việc và được sự đồng ý của bạn, chủ thuê sẽ phải trả tiền nghỉ việc (1 năm trả 1 tháng lương) cùng với tiền vé máy bay cho bạn.

Bạn sẽ không được lên máy bay nếu đã mang thai trên 6 tuần vì sự an toàn cho bạn và thai nhi.

12.2. Kinh nguyệt

Thông tin lao động nữ có kình nguyệt
Thông tin cho lao động nữ có kình nguyệt

Theo các quyền lợi làm việc tại Đài Loan thì người lao động nữ sẽ được nghỉ 1 ngày/tháng trong thời gian hành kinh mà không cần cấp phép:

  • 3 lần đầu/năm sẽ bị trừ lương 1 ngày làm việc.
  • 9 lần sau sẽ bị trừ ½ số lương của ngày làm việc đó.

12.3. Bị xâm hại tình dục

xậm hại tình dục tại Đài Loan
Thông tin cho lao động nữ bị xậm hại tình dục tại Đài Loan

Đối với công việc ban đêm: Bạn sẽ được chủ thuê đảm bảo an toàn khi làm việc vào ban đêm, chủ sẽ cung cấp nhà vệ sinh an toàn và phương tiện đưa đón tận nơi bạn làm việc. Thời gian quy định là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Khi bị tấn công tình dục, bạn phải gọi ngay cho Đường Dây Nóng 1955, cảnh sát 009, Đường Dây Chống Xâm Phạm Tình Dục 110, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Việt Nam 03- 217 0468 hoặc 0922-641-743.

Khi bị tấn công tình dục, để có chứng cứ tố cáo hành vi của đối tượng xâm hại bạn phải nói thành tiếng “tôi không muốn”.

Sau khi được xác nhận bị tấn công tình dục, bạn sẽ được chính phủ Đài Loan cấp một chỗ tạm trú an toàn và có quyền xin việc làm ở bên ngoài trong thời gian chờ vụ án giải quyết.

13. Thời gian tối đa làm việc tại Đài Loan

Thời gian tối đa làm việc tại Đài Loan
Thời gian tối đa làm việc tại Đài Loan

Khi đã hết hợp đồng 1 đợt làm việc, nếu chủ cũ muốn nhận lại bạn vào làm thì nên yêu cầu họ làm hợp đồng trực tiếp không thông qua môi giới. Bạn có thể liên hệ với Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, HMISC để được hướng dẫn.

Hiện nay, người lao động có thể gia hạn visa trực tiếp tại Đài Loan mà không cần trở về nước. Thời hạn người lao động có thể làm việc ở Đài Loan lên đến tối đa 12 năm.

14. Đổi chủ

Quyền đổi chủ tại Đài Loan
Quyền đổi chủ tại Đài Loan

Bạn có thể đổi chủ sau khi Bộ Lao Động xoá bỏ quyền thuê của chủ với các lý do hợp pháp sau:

  • Chủ thuê định cư sang nước khác.
  • Chủ thuê phá sản, cắt giảm bớt công nhân.
  • Người lao động bị ngược đãi về tinh thần và thể chất, bị tấn công tình dục. Trường hợp này bạn cần có chứng cứ cụ thể.
  • Người lao động bị ép làm việc bất hợp pháp, hoặc làm cho chủ bất hợp pháp. Việc này sẽ được thanh tra chính phủ điều tra.
  • Chủ không trả lương đúng hợp đồng, không đáp ứng những quyền lợi của bạn.
  • Nếu bạn bị ép làm việc cho chủ khác, không phải như chủ trên hợp đồng .
  • Đối với người lao động làm việc trên các tàu đánh cá, nếu tàu bị hư hỏng, người lao động có quyền đổi chủ.
  • Đối với công việc chăm sóc, giúp việc: người mà bạn chăm sóc qua đời (trường hợp này cần thông báo đến Bộ Lao Động trong vòng 30 ngày).

Ngoài ra phụ nữ không bị đổi sang làm công việc của nam, nếu gặp trường hợp này bạn cần liên hệ Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, HMISC để được trợ giúp.

Bạn cũng có thể xin trú tạm tại Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, HMISC trong thời gian chờ đổi chủ.

15. Cho về nước hợp pháp

Quyền cho về nước hợp pháp tại Đài Loan
Quyền cho về nước hợp pháp tại Đài Loan

Những lý do mà chủ có thể cho bạn về nước hợp pháp là:

  • Thoá mạ hoặc sử dụng bạo lực để phản kháng với chủ thuê hoặc đồng nghiệp.
  • Vi phạm luật lao động hoặc hợp đồng mà chủ đưa ra dựa trên luật pháp của chính phủ.
  • Tiết lộ những thông tin bí mật công ty của chủ thuê.
  • Cố ý phá hoại tài sản của chủ thuê.
  • Nghỉ việc 3 ngày không có lý do hoặc nghỉ 6 ngày trong vòng 1 tháng .
  • Mất khả năng làm việc.
  • Làm việc bất hợp pháp cho chủ khác.
  • Bị tòa phán xét có tội và bị án tù.
  • Hết hạn hợp đồng lao động.
  • Người lao động không đi khám định kỳ theo quy định hoặc đi khám nhưng kiểm tra có hành vi gian lận, dùng mẫu kiểm tra của người khác (nước tiểu, máu, phân… ) thay vì dùng mẫu của mình.
  • Lao động cung cấp giấy tờ giả cho chính phủ Đài Loan.
  • Tình trạng sức khoẻ không cho phép để tiếp tục làm việc, hoặc cơ thể lao động bị thiếu đi một bộ phận do tai nạn lao động mà người lao động tự gây ra, không có khả năng làm việc tiếp.

16. Trường hợp bị ép buộc thôi việc

bị ép thôi việc tại Đài Loan
Bị ép thôi việc tại Đài Loan
  • Theo quyền lợi làm việc tại Đài Loan, bạn có quyền từ chối nếu bị ép rời khỏi ký túc xá hoặc nhà chủ. Người lao động sẽ không bị cho rằng là đang bỏ trốn nếu xảy ra trường hợp bị chủ thuê bạo hành hoặc dọa dẫm.
  • Môi giới không có quyền hạn ngăn cản bạn tìm kiếm sự trợ giúp hoặc ép buộc bạn ra sân bay.
  • Trong trường hợp chủ thuê/môi giới chở bạn đến sân bay và ép bạn lên máy bay thì hãy tìm sự trợ giúp của cảnh sát. Bạn có thể xé vé máy bay và hét lớn để cảnh sát và người xung quanh chú ý đến và giúp đỡ bạn.
  • Khi người lao động bị ép thôi việc nên gọi điện đến Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, HMISC để nhận được sự trợ giúp kịp thời.

Từ tháng 10/2006, Bộ Lao Động đã thực hiện chính sách yêu cầu lao động Việt ở nước ngoài trước khi về nước phải đến Cục Lao Động địa phương để kiểm chứng xem có tự nguyện về nước hay không. Chủ thuê và môi giới không có quyền tự ý đưa bạn về nước, trong trường hợp bị ép buộc bạn cần nói rõ với cục lao động là: “tôi không đồng ý về nước”.

17. Tình huống chủ gọi cảnh sát ép buộc bạn về nước

chủ Đài Loan gọi cảnh sát ép về nước
Chủ Đài Loan gọi cảnh sát ép về nước
  • Ngoại trừ trường hợp người lao động cố ý bỏ trốn và vi phạm pháp luật, cảnh sát sẽ không có quyền can dự vào các vấn đề về người lao động, ép buộc hay áp tải bạn đến sân bay. Hãy nói với cảnh sát rằng bạn bị ép buộc phải về nước và cần liên hệ sự giúp đỡ của Bộ Lao Động. Nếu cảnh sát không giúp đỡ bạn, vậy hãy ghi lại mã số trên áo của người cảnh sát đó để có thể làm bằng chứng chứng minh với các cơ quan liên quan là cảnh sát đã không giúp đỡ bạn.
  • Nếu bạn bị chủ thuê/môi giới ép buộc thôi việc trước khi hết hạn hợp đồng lao động khi không được sự đồng ý của bạn, hãy gọi 1955 và yêu cầu chuyển hồ sơ thưa kiện đến Cục Lao Động Địa Phương ở thành phố hoặc tỉnh mà bạn đang làm việc. Cục Lao Động địa phương sẽ mở cuộc họp giải quyết vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn của chủ thuê.
  • Trường hợp người lao động không ký giấy về nước nhưng vẫn bị chủ thuê đưa về nước thì cần phải có bằng chứng bằng cách nói rõ “tôi muốn kiện chủ thuê” và ghi âm lại khi trên đường đến Cục Lao Động, chủ thuê sẽ bị phạt và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Lưu ý: Tại cục lao động địa phương, bạn cần giữ bình tĩnh, nếu sự có mặt của chủ thuê hoặc môi giới khiến bạn không thoải mái thì có thể yêu cầu với nhân viên Bộ Lao Động mời họ tránh mặt. Hãy trình bày với Bộ Lao Động việc bạn không tự nguyện về nước trước thời hạn hợp đồng.

Ngoài ra bạn có quyền được hỏi thêm về các vấn đề về quyền lợi và việc đổi chủ, tiền bồi thường… của bạn.

18. Lý do không nên bỏ trốn bất hợp pháp

lý do không nên bỏ trốn bất hợp pháp tại Đài Loan
Lý do không nên bỏ trốn bất hợp pháp tại Đài Loan
  • Nếu bỏ trốn bất hợp pháp bạn sẽ mất quyền lợi làm việc tại Đài Loan, sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và không được luật lao động bảo vệ.
  • Mức lương được trả có thể sẽ thấp hơn mức lương cơ bản luật lao động đưa ra và bạn sẽ có thể không được sống và làm việc trong môi trường an toàn.
  • Bạn có thể sẽ bị lợi dụng làm việc trong điều kiện và môi trường tồi tệ.

19. Trường hợp người cư trú bất hợp pháp đầu thú

Người cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan
Người cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan

Từ ngày 24/1/2011 – tất cả những người đầu thú về nước chưa có tiền án sẽ cần chuẩn bị $10,000 Đài Tệ, hộ chiếu, giấy thông hành hợp lệ và vé máy bay (bạn có thể tự mua vé máy bay) đến Văn Phòng Sở Di Dân địa phương để làm các thủ tục quy định, nhân viên Sở Di Dân sẽ thông báo những việc phải làm tiếp theo cho bạn.

20. Quyền hạn trong thời gian tạm giam

Quyền hạn trong thời gian tạm giam
Quyền hạn trong thời gian tạm giam

Trong thời gian tạm giam bạn sẽ được:

  • Cung cấp đầy đủ thức ăn và thuốc khi bị bệnh.
  • Bạn được phép gọi điện cho nhân thân hoặc bạn bè.
  • Nếu cần, bạn có thể yêu cầu được tư vấn tâm lý.

Người lao động cần nắm rõ những kiến thức và quyền lợi của bản thân để đề phòng và bảo vệ mình trong mọi trường hợp. Các quyền lợi làm việc tại Đài Loan phía trên sẽ giúp bạn phần nào an tâm hơn khi nhận được sự bảo vệ của pháp luật, nhà nước và chính quyền. Người lao động đi Đài Loan sẽ được hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi nếu nắm rõ luật pháp bạn nhé.

4.4/5 - (27 bình chọn)