6 thông tin cần biết về Kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản

Các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng nguồn lao động cung không đủ cầu, đặc biệt là nguồn lao động kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản bị thiếu một cách trầm trọng. Đây được coi là cơ hội nghề nghiệp rất mở rộng cho các lao động của Việt Nam.

Xem thêm:

1. Thị trường việc làm ngành công nghệ thông tin tại Nhật

kỹ sư công nghệ thông tin đi Nhật Bản
kỹ sư công nghệ thông tin đi Nhật Bản

Theo báo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), năm 2016 Nhật Bản đã thiếu 171.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dự báo đến năm 2020, Nhật Bản sẽ thiếu 369.000 kỹ sư công nghệ thông tin. Tình trạng thiếu hụt nguồn lao động này khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản phải cạnh tranh khốc liệt để giành giật nguồn lao động này.

Để giải quyết tình trạng này của các doanh nghiệp Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra giải pháp đẩy mạnh thu hút tin kỹ sư công nghệ thông từ các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á và trong đó có Việt Nam. Nhật Bản đã hợp tác đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực với các trường đại học ở các nước láng giềng.

2. Cơ hội lớn cho lao động Việt Nam

Cơ hội cho kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam
Cơ hội cho kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam

Trước tình này, các chuyên gia đã nhận định đây là một cơ hội lớn cho lao động Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 55.000 cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học đáp ứng được bài toán thiếu hụt kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản.

Xem thêm: Kỹ sư điện làm việc tại Nhật Bản

3. 11 ngành nghề cụ thể của kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản

11 ngành nghề kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản
11 ngành nghề kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản

Để trở thành kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản, đầu tiên phải đạt được các tiêu chuẩn cơ bản sau:

Độ tuổi, giới tính: Nam, độ tuổi từ 22 – 35.

Chiều cao & cân nặng: cao từ 1m60, nặng từ 48kg trở lên.

Bằng cấp: Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên với chuyên ngành công nghệ thông.

Kinh nghiệm và kĩ năng: đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 1 – 2 năm trong đúng lĩnh vực ứng tuyển. Và trình độ tiếng nhất phải đạt từ N4 trở lên hoặc trình độ tiếng anh phải giao tiếp tốt (tiếng có thể đăng ký đi học).

Sức khỏe: đủ điều kiện để tham gia lao động, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không bị dị tật.

Ý thức đạo đức: có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, hòa đồng.

Hiện nay, những ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Nhật Bản đang bị thiếu trầm trọng bao gồm:

3.1. Kỹ sư cầu nối

Vị trí kỹ sư cầu nối là người kết nối giữa khách hàng với công ty, đảm bảo việc truyền đạt thông tin, hợp tác thuận lợi giữa 2 bên, đồng thời đảm bảo được tiến độ và chất lượng dự án tốt nhất.

3.2. Lập trình viên

Lập trình viên sẽ là người phụ trách các công việc thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm máy tính, xây dựng các ứng dụng web, lập trình web với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

3.3. Chuyên gia phân tích hệ thống

Chuyên gia phân tích hệ thống giúp quản lý hệ thống công ty một cách hiệu quả trên nền tảng sử dụng công nghệ thông tin. Bao gồm thiết kế hệ thống, phân tích lập trình, đảm bảo chất lượng phần mềm,…

3.4. Quản trị cơ sở dữ liệu

Phụ trách quản lý và thiết lập cơ sở dữ liệu phù hợp với nhu cầu và hoạt động của công ty, đảm bảo nó hoạt động một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra còn phải đảm bảo sự an ninh và lưu trữ dữ liệu an toàn cho công ty.

3.5. Quản lý hệ thống thông tin

Phụ trách hỗ trợ nâng cấp phần mềm, phần cứng cho công ty, lên kế hoạch mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin… đồng thời đưa ra những phân tích, đánh giá và đưa ra chiến lược công nghệ thông tin dài hạn.

3.6. Chuyên gia mật mã

Phụ trách việc đưa ra các giải pháp bảo mật hệ thống, đảm bảo an ninh – an toàn thông tin của công ty, thông tin khách hàng,…

3.7. Quản trị mạng

Quản trị mạng lưới của công ty hiệu quả, thiết lập mạng máy tính, cấu hình mạng, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.

3.8. Kỹ sư phần mềm

Phụ trách thiết kế, nâng cấp công nghệ, phần mềm và những ứng dụng mới. Ngoài còn phải phụ trách việc gỡ rối, bảo trì các vấn đề về phần mềm cho công ty.

3.9. Quản trị Web

Xây dựng và phát triển web bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau như PHP. HTML/CSS, Java, iOS, Android, Ne,…

3.10. Kỹ thuật viên máy tính

Phụ trách sửa chữa phần mềm và phần cứng cho hệ thống máy tính của doanh nghiệp.

3.11. Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật

Phụ trách việc chuyển thông tin kỹ thuật thành tài liệu hướng dẫn tóm tắt cơ bản, giúp truyền đạt những kiến thức chuyên môn với người khác một cách dễ hiểu nhất.

4. Hướng dẫn quy trình đi Nhật Bản diện kỹ sư công nghệ thông tin

Quy trình đi kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản
Quy trình đi kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản

4.1. Tìm các công ty xuất khẩu lao động hỗ trợ

Hiện nay một trong những phương án để có thể trở thành kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản nhanh nhất đó là thông qua các công ty xuất khẩu lao động. Hãy tìm kiếm và lựa chọn một công ty xuất khẩu phù hợp với tiêu chí của bạn sau đó nhờ họ tư vấn và hỗ trợ.

4.2. Cung cấp các thông tin

Khi đã lựa chọn được công ty xuất khẩu lao động phù hợp thì bạn phải cung cấp đầy đủ các thông tin để công ty xuất khẩu lao động hỗ trợ bạn hoàn thành hồ sơ.

4.3. Hoàn thiện hồ sơ

Bổ sung những giấy tờ còn thiếu và những thông tin cần thiết để hoàn thành hồ sơ ứng tuyển với công ty Nhật Bản.

4.4. Đặt cọc tiền thi

Bạn phải đặt một phần tiền cọc để đảm bảo mình sẽ tham gia các cuộc thi tuyển đã đăng ký cho công ty xuất khẩu lao động. Sau khi đã thi tuyển, dù trúng hay trượt bạn cũng sẽ được nhận lại 100% số tiền cọc.

4.5. Thi tuyển/phỏng vấn với chủ người Nhật

Bạn sẽ được người Nhật phỏng vấn trực tiếp bài thi, vấn đáp trực tiếp với người chủ hoặc người đại diện cho doanh nghiệp Nhật. Hoặc thực hiện các bài thi tuyển do doanh nghiệp Nhật ra đề.

4.6. Chờ kết quả

Chờ nhận thông báo kết quả có đỗ hay không từ nhà tuyển dụng của Nhật Bản.

4.7. Xin visa lao động và chờ tư cách lưu trú

Nếu bạn đã qua được vòng tuyển dụng và được nhận làm kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản thì cũng phải chờ xin được tư cách lưu trú thì mới có thể sang Nhật để làm việc.

5. Hướng dẫn xin Visa lao động tại Nhật Bản

Xin Visa đi kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản
Xin Visa đi kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản

5.1. Hồ sơ chuẩn bị

Để xin visa đi lao động tại Nhật thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy từ sau:

  • Hộ chiếu.
  • Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ.
  • 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm (ghi đầy đủ họ tên vào mặt sau ảnh).
  • Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật 1 bản gốc và 1 bản copy.
  • Tài liệu tương ứng đi hoạt động lao động đặc biệt Bản hợp đồng lao động.

5.2. Địa điểm xin Visa

  • Tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024 384 3000.
  • Tại Hồ Chí Minh: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3933 3510.

5.3. Thời gian làm việc của đại sứ quán Nhật Bản

Làm việc tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày lễ tết được nghỉ theo quy định.

  • Sáng: 8:30 – 12:00.
  • Chiều: 13:30 – 16:45.

5.4. Thời gian cấp Visa

Từ khi hoàn thành xong đầy đủ hồ sơ thủ tục đến lúc nhận được visa sẽ mất khoảng 2 – 3 tháng. Lưu ý thời gian nhận và trả kết quả làm visa của Đại sứ quán Nhật Bản là:

  • Buổi sáng tiếp nhận hồ sơ: 8:30 ~ 11:30.
  • Buổi chiều trả kết quả: 13:30 ~ 16:45.

6. 8 Chi phí cần thiết để đi làm tại Nhật Bản theo diện kỹ sư

Chi phí đi kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản
Chi phí đi kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản

6.1. Hộ chiếu

Chi phí làm mới hộ chiếu là: 200.000VNĐ. Chi phí cấp lại là 400.000VNĐ (khi đã làm nhưng bị mất).

6.2. Visa

Visa hiệu lực 1 lần: 650.000 VNĐ, Visa hiệu lực nhiều lần: 1,300.000 VNĐ. Mức phí này sẽ đóng tại Đại sứ quán Nhật Bản khi nộp hồ sơ xin làm visa.

6.3. Khám sức khỏe

Chi phí khám sức khỏe phụ thuộc vào bệnh viện bạn được chỉ định, nhưng tuy nhiên cũng không có sự chênh lệch nhiều.

6.4. Học phí đào tạo dự bị

Một số đơn vị tuyển dụng của Nhật sẽ yêu cầu người lao động phải làm bài thi trong khi phỏng vấn do đó người lao động phải chi một khoản phí để được đào tạo nếu cần. Còn với những công ty không đòi hỏi quá cao thì sẽ không mất khoản phí đào tạo này.

6.5. Chi phí học tiếng Nhật (tùy theo trình độ)

Với người lao động theo diện kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản thì yêu cầu về trình độ tiếng Nhật rất quan trọng. Với những người chưa biết tiếng Nhật thì sẽ phải học từ đầu và học phí sẽ cao hơn.

6.6. Chi phí ăn ở

Là khoản chi tiêu trong quá trình bạn được đào tạo tại Việt Nam.

6.7. Vé máy bay

Chi phí để mua vé máy bay đi thẳng từ Việt Nam sang Nhật

6.8. Chi phí đào tạo tay nghề

Trước khi sang Nhật làm việc người lao động sẽ được đào tạo tay nghề cơ bản gồm những kiến thức cơ bản liên quan đến công việc, quy trình làm việc, những nội quy, quy định của công ty,….

Được đánh giá là một trong những đơn vị xuất khẩu lao động uy tín, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Việt Nam – Vinaeximco sẽ tư vấn và cung cấp đầy đủ nhất về nghề kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản cho bạn. Hãy liên hệ đến hotline 0912 171 090 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)